Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư

22 Tháng Chín 201516:03(Xem: 4540)

LỜI VÀNG 
ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC 
 

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 
Phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015

Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư

 

Phần I 
Thay lời tựa
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”.[1]
Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư qua nhiều địa điểm khác nhau.
Theo lời đã dẫn chứng trên mà nếu vẫn còn có người cho rằng vì Đại sư thuộc tông Tịnh độ nên hết lòng xiển dương cho tông phái của mình, thì người ấy quả thật sai lầm lớn vậy.
Núi Bắc, tháng 6 năm 2015
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm 

Lời tựa của Ấn Quang Đại Sư:
Lý Tịnh Độ vốn cực kỳ thâm áo
Sự hành trì lại giản dị, bình dân
Kẻ tự nhận mình mẫn tuệ, đa văn
Vướng tri kiến thế gian[2], liền khinh miệt
Xem thường pháp môn cao sâu, diệu tuyệt
Tưởng dành cho kẻ già cả, muội mông
Có hay đâu tánh Tịnh Độ viên thông
Mười pháp giới [3], trên tựu thành Phật quả
Dưới vì chúng sinh phát tâm phổ hóa
Căn bản và hậu đắc, trọn thủy chung [4]
Bởi thấy người chẳng màng thế trí biện thông [5]
Tín, Hạnh, Nguyện tu trì nên khinh bạc.
Sao chẳng rõ?
Pháp hội Hoa Nghiêm hằng sa Bồ tát
Tâm vô biên như đại hạnh Phổ Hiền
Phát mười đại nguyện hồi hướng Tây thiên
Nơi đất Phật sẽ viên thành quả Phật.
Nay lớn tiếng dèm pha, a dua bài bác
Hẳn chưa từng biết đến chỗ quy tông
Hẳn chưa từng thấu suốt chữ sắc, không
Mang tâm loạn chấp pháp môn cao, thấp.
Không xét tận tường trí phàm và Phật lực
Không biết tùy phương tiện ứng cơ duyên
Nếu rõ rành học hải hội Hoa Nghiêm
Đâu chẳng vội quy tâm cầu Cực Lạc?.
Ấn Quang [6] tôi, tự thuở còn búi tóc
Cũng nhiễm theo khí độc của Hàn, Chu [7]
Tài vụng thô nên thoát chốn ao tù
Khéo biện bạch ắt tự lầm mình vậy
Lại thêm nỗi buộc người trong tà vạy.
Tuổi mười lăm, thân nhuốm bệnh bao thu
Tỉnh hẳn người, chiêm nghiệm thuyết Trình, Âu [8]
Mới phát hiện chỉ quẩn quanh thế trí.
Khác chi kẻ lân la ngoài cửa ngõ [9]
Chưa một lần vào được tận trong nhà [10]
Thì làm sao thấy rõ nẻo cao xa [11]
Sự thâm thúy cũng chưa từng học hỏi.
Ấn Quang tôi,
Xuất gia lúc vừa ngoài hai mươi tuổi [12]
Nguyện chuyên tu tịnh nghiệp trọn đời mình
Không lập môn đình, chẳng nhận môn sinh
Nào ngờ được cháu con làm bại hoại [13].
Duyên đưa đẩy gặp người cầu học hỏi [14]
Liền bảo người: “Trước hãy gắng dụng công
Niệm Phật danh khiến tiêu nghiệp, tuệ thông
Gây tạo phước, rồi phát huy Phật pháp.
Đến lúc ấy,
Bầu vũ trụ pháp ý truyền rao khắp”.
Đạo Như Lai, Giới-Định-Tuệ đó thôi
Tận tâm tu trì, tận lực vun bồi
Chỗ huyền nhiệm tại chỗ thô sơ ấy.
Nếu chẳng vậy,
Chỉ trên đầu lưỡi lời lời tuôn chảy
Việc tử sinh há dùng được mảy may?
56. Chớ phân biệt quê mùa hay trí thức.

Chú thích:

[1] Trích Lời Tựa, Ấn Quang Gia Ngôn Lục, dựa vào các bản in của Tô Châu Hoành Hóa Xã và Phật Quang Viện.

[2] Chấp vào Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

[3] Phật, Bồ tát, Duyên Giác, Thanh văn, Trời, Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

[4] Chỉ cho Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí.

[5] Suy nghĩ lanh lợi theo cái thấy biết của thế gian

[6]  Ngài Ấn Quang tên là Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm. Ấn Quang Đại Sư sanh vào cuối đời nhà Thanh, bước qua kỷ nguyên Dân Quốc. Ngài họ Triệu ở đất Hiệp Tây. Mãi đến năm ngài được 59 tuổi, ngài mới bắt đầu thâu nhận đệ tử. Số đệ tử tại gia của ngài lên đến hơn 300 ngàn, bao gồm từ hàng quyền quý giàu sang, danh nhơn, học sĩ cho đến thường dân. Ngài dạy: “Pháp môn Tịnh Độ là do Phật Thích Ca và A Di Đà kiến lập. Các vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền hướng dẫn và duy trì. Đức Mã Minh và Long Thọ hoằng dương. Các Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo cùng tiếp phần giáo hóa. Vì thế nên nay khuyên khắp các hàng Thánh, Trí, Phàm, Ngu đồng nên tu hành vậy.

[7] Hàn Dũ, bài bác Phật pháp.

[8] Họ Trình và Âu Dương Tu, bài bác Phật pháp

[9] Người cùng tử, phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa.

[10] Nhà vị trưởng giả, phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa.

[11] Chỉ cho Phật thừa. Kinh Pháp Hoa phá truyền hiển thực, đưa tam thừa (Thanh văn, Duyên Giác, Bồ Tát) về nhất thùa là Phật thừa.

[12] Nhược quan: Lễ đội mủ cho thanh niên 20 tuổi, cho là trưởng thành

[13] Chỉ những người chấp chặt pháp môn mình ưa thích, không biết xứng tánh, tùy cơ.

[14] Cư sĩ họ Lý. Vị này nghe dạy nhưng không tin theo, sau nhiều năm trải bao thăng trầm mới hiểu lời Đaji Sư Ấn Quang chân thực.






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 13293)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh. Đại thừa triển khai chân lý Phật dạy với quan niệm Thế giới quan và Phật đà quan hoàn toàn không bị đóng khung trong quan niệm của Phật giáo Nguyên thủy. Niềm tin trọn vẹn về một bậc thầy giác ngộ viên mãn, đầy đủ oai lực từ bi và trí tuệ. Năng lực của Phật có từ trường rất mạnh đối với tâm thức người quán niệm. Người tu Tịnh Độ, cũng có niềm tin rằng bên ngoài có Phật A Di Đà, bên trong tâm mình có tánh Phật A Di Đà. Khi chưa giác ngộ thì còn bị phiền não che lấp tánh Di Đà, nay niệm Phật là phương tiện tuyệt vời để khôi phục tâm tánh ấy.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 16964)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ. Từ này khá xa lạ đối với nhiều tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nam Truyền Theravāda. Theo quan niệm thông thường của truyền thống Theravāda thì ngoài những Đức Phật quá khứ đã nhập diệt và những Đức Phật tương lai chưa ra đời, thì trong thời điểm hiện tại không tồn tại một Đức Phật nào khác.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14788)
"A-di-đà kinh khắc trên đá ở Tương dương là do Trần Nhân Lăng đời Tùy viết, nét chữ thanh đẹp nên nhiều người hâm mộ. Đoạn từ câu 'nhất tâm bất loạn' trở xuống có thêm: Chuyên trì danh hiệu, dĩ xưng danh, cố chư tội tiêu diệt, tức thị đa thiện căn phước đức nhân duyên. Truyền bản ngày nay đã thoát mất hai mốt chữ này"
19 Tháng Mười 2015(Xem: 19275)
Trong thời gian qua, trên trang mạng Thư Viện Hoa Sen đã xảy ra nhiều tranh luận khá gay gắt về vấn đề đức Phật A-di-đà, nay thầy Phước Nguyên gửi cho ban biên tập cuốn tiểu luận nghiên cứu từ Tạng Kinh Sanskrit và Tây Tạng để phổ biến đến quý độc giả quan tâm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10829)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29346)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 11934)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 9369)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác.
27 Tháng Sáu 2015(Xem: 8615)
Bốn mươi sáu đại nguyện của Đức Phật A-di-đà là một bản đồ tu tập lý tưởng cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà; đó cũng chính là tông dụng của Kinh Duy Ma Cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh”.
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10866)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: