Những Bài Giảng Tóm Tắt Của Khoá Thiền Minh Sát Mười Ngày

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 63884)

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY

Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)
thienminhsat-coversn-goenka
NỘI DUNG
Giới thiệu của dịch giả
Lời nói đầu
Chú ý về Văn bản

Bài giảng ngày thứ nhất
Những khó khăn ban đầu
Mục đích cho vấn đề thiền định này
Tại sao sự phấn khởi được chọn như là điểm khởi đầu.
Bản chất của tâm
Lý do về những khó khăn và cách khắc phục chúng
Những nnguy hiểm cần phải tránh
Bài giảng của ngày thứ hai
Định nghĩa phổ quát về tội và phước
Bát thánh đạo: Giới và Định
Bài giảng ngày thứ ba
Bát thánh đạo: Trí tuệ - trí tuệ do truyền đạt, trí tuệ bằng tri thức, trí tuệ bằng kinh nghiệm.
Kalàpà: bốn yếu tố
Ba đặc tính: vô thường, bản chất huyển hóa của Ngã, và khổ.
Sự thể nhập qua thực tại hiển nhiên
Bài giảng của ngày thứ tư
Những câu hỏi liên quan đến vấn đề làm sao để thực hành thiền Vipassana
Qui luật về giáo lý nghiệp quả
Sự quan trọng của hành động thuộc về tâm
Bốn sự tập hợp của tâm:sự hiểu biết (ý thức), sự nhận thức, sự cảm thọ , sự phản ứng
Duy trì tỉnh thức và xả là phương cách đoạn trừ khổ
Bài giảng của ngày thứ năm
Tứ thánh đế: khổ đế, nnguyên nhân của khổ, sự đoạn diệt khổ và con đường đoạn diệt khổ
Chuổi mắc xích của sự sinh khởi có điều kiện
Bài giảng của ngày thứ sáu
Tầm quan trọng của sự phát triển tỉnh thức và niệm xả đối với các cảm thọ
Bốn yếu tố và mối quan hệ của chúng với cảm thọ
Bốn nguyên nhân của sự sinh khởi một sự việc
Năm hạ phần kiết sử: tham, sân, và hôn trầm thân và tâm, trạo cử, nghi ngờ
Bài giảng của ngày thứ bảy
Tầm quan trọng của sự xả ly đối với các cảm thọ thô và tế
Sự duy trì tỉnh thức liên tục
Năm người bạn (năm lực): niềm tin, nổ lực , chấnh niệm, thiền định , trí tuệ
Bài giảng của ngày thứ tám
Qui luật của số nhân và sự ngược lại của nó
Qui luật của sự đoạn trừ
Sự xả ly là sự an lạc tối thượng
Sự xả ly có thể làm cho chúng ta sống một đời sống của hành động chân thật
Bằng sự duy trì xả ly, chúng ta xác định một tương lai hạnh phúc cho chính chúng ta
Bài giảng của ngày thứ chín
Sự áp dụng phương pháp vào đời sống hàng ngày
Mười ba la mật (paramì )
Bài giảng của ngày thứ mười
Ôn lại phương pháp hành trì
Bài giảng của ngày thứ mười một
Làm thế nào để duy trì sự thực hành sau khi đã chấm dứt khóa thiền

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU VỀ KHÓA THIỀN MƯỜI NGÀY

Đức Phật thành đạo đắc quả bằng con đường thiền định tư duy quán xét chính bản thân. Giáo pháp ngài để lại hàm chứa cốt yếu dựa trên nền tảng giới, định, tuệ. Đỉnh cao của sự tu tập là thành tựu trí tuệ đoạn trừ mọi tập khí cấu uế của thân, tâm và tự giải thóat. Phương pháp thiền Vipassana tu tập không ngoài giới, định và tuệ. Nhìn lướt qua họa đồ giảng dạy trong suốt mười ngày chúng ta thấy một sự tu tập tịnh tiến được xếp đặt cho hành giả. Nội qui về thời khóa biểu để thực hành mỗi ngày và những qui định cần phải tuân thủ như giữ sự tịnh khẩu tối đa trong suốt chín ngày tu đầu cộng với năm giới qui y phải tuân giữ được xem như là nền tảng của giới cho khóa tu mười ngày. Mỗi ngày ngồi thiền mười giờ và trong ba ngày rưởi đầu sự tập trung vào khu vực hai lỗ mũi và quán sát những cảm thọ ở khu vực này cốt yếu làm cho tâm người hành giả tập trung vào một điểm được xem như sự thực hành định tâm để làm tiền đề đi vào sự hành trì quán sát Vipassana (minh sát) trong suốt sáu ngày rưỡi còn lại, một sự quán sát thân và tâm bằng chánh niệm và xả ly bằng tuệ quán.

Đọc qua tài liệu này nhận ra sự cần thiết cho người muốn tìm hiểu và thực hành thiền Vipassana, bản thân tôi và một số Chư vị Tăng ni đồng tu học ở Ấn đã tham gia vài khóa tu mười ngày Vipassana tất cả chúng tôi đều tự cảm nhận sự giải thoát những căng thẳng của tâm. Và cũng trong thời ggian tu tập này là cơ hội để chúng ta quán xét lại những hành vi tư tưởng cũng như việc làm của chúng ta trước đây, nhìn lại chính mình, con người thật của chính chúng ta để tự trau sửa những sai lầm và hướng thân, tâm đến những điều tốt đẹp hơn có lợi cho bản thân và người khác.

Dịch ra tiếng việt "Những bài giảng cốt yếu cho khóa tu thiền mười ngày" có tựu đề bằng tiếng Anh là: "THE DISCOURSE SUMMARIES" cuả Thiền sư Goenka đã giảng trong thời gian Ngài hướng dẫn cho các vị Thiền sinh tu khóa mười ngày. Nhờ lần phiên dịch này chúng tôi đã có cơ hội ôn lại và hiểu thêm về phương pháp hành trì Vipassana, thời gian phiên dịch chủ yếu là những lúc rảnh sau khi làm việc của người nghiên cứu mỗi ngày, vì vậy chúng tôi không đặt nặng phải dịch theo tiêu chuẩn văn phong hoặc văn phạm nào đó mà mục đích ở đây dịch ra nội dung chính xác theo văn bản và theo quan điểm Phật giáo. Phần sau của mười một bài giảng là phần bổ sung giải thích về một số thuật từ Pàli và trích dẫn nguồn gốc của những bài kệ và dẫn chứng được Ngài Goenka giảng trong mười bài giảng, chúng tôi không đưa ra đây. Nếu chư vị đọc giả muốn biết rõ xin hãy tìm đọc văn bản gốc của nó đã nói ở trên. Mục đích người dịch chủ yếu giới thiệu đến chư Vị phật tử cũng như những ai muốn tìm hiểu phương cách sống để tự điều phục tâm mình làm lợi ích cho chính mình cũng như mọi người trong hòan cảnh thời đại văn minh vật chất phát triển đã kích động làm mất đi tính tự chủ tâm thức con người hậu quả là nhiều vấn đề đạo đức gia đình, xã hội đang biến chuyển theo đà suy thoái. Có lẽ thiền Vipassana là một trong những phương pháp hữu hiệu xua tan mọi khổ đau căng thẳng và cần thiết cho con người thời đại. Phương pháp này Đức phật đã hành trì và đã truyền trao lại cho chư vị để tử của ngài.

Bản dịch không sao tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong chư vị đọc giả góp ý để bản dịch được bổ sung hoàn tất hơn.

Mọi công đức phiên dịch này xin hồi hướng cho vạn loại chúng sanh hạnh phúc, sớm quay về chân lý giác ngộ và giải thóat.

Ngày 23-5-2001
Pune University Campus
Thích Minh Diệu
Cẩn chí.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10969)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10317)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9587)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9425)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8628)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8818)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9807)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8721)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8820)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.