Bài Giảng Ngày Thứ Nhất

27 Tháng Chín 201000:00(Xem: 18675)

NHỮNG BÀI GIẢNG TÓM TẮT
của KHOÁ THIỀN MINH SÁT MƯỜI NGÀY
Thiền sư Goenka - Thích Minh Diệu dịch
Nguyên tác: "The Discourse Summaries", S.N. Goenka (1994)

BÀI GIẢNG CỦA NGÀY ĐẦU TIÊN

Những khó khăn ban đầu
Mục đích cho vấn đề thiền định này
Tại sao sự phấn khởi được chọn như là điểm khởi đầu.
Bản chất của tâm
Lý do về những khó khăn và cách khắc phục chúng
Những nguy hiểm cần phải tránh

Ngày thứ nhất có nhiều khó khăn và không thích nghi một phần vì chúng ta không quen ngồi lâu suốt ngày và cố gắng để tập trung, nhưng hầu như vì phương cách thiền định mà chúng ta đã bắt đầu đang thực hành: chánh niệm bằng hơi thở, không gì khác hơn chỉ là sự thở.

Nó sẽ dễ hơn và nhanh hơn để tập trung tâm ra khỏi những cảm thọ bất an này nếu, cùng với sự tỉnh giác của hơi thở, chúng ta đã bắt đầu tưởng tưởng tượng hình ảnh hhoặc hình ảnh của một thiên thần. Nhưng các bạn được yêu cầu chỉ theo dõi hơi thở, như bản chất như thật của nó, không có sự qui định nó; không dùng lời hhoặc hình thức tưởng tượng có thể được thêm vào.

Những yếu tố đó không được chấp nhận vì mục đích tối hậu của sự thiền định này là không phải sự tập trung vào tâm. Sự tập trung chỉ là một sự trợ giúp, một bưước dẫn đến mục đích cao hơn: thanh lọc tâm, loại trừ tất cả mọi cấu uế củatâm, mọi bất thiện vây quanh, và vì vậy sự thành tựu giải thoát ra khỏi tất cả mọi khổ đau, thành tựu sự giác ngộ viên mãn.

Mỗi sát na mỗi cấu uế sinh khởi trong tâm, như sân hận, cáu ghét , tham lam, sợ hãi vân vân, chúng ta trở nên đau khổ. Bất cứ khi nào những điều không muốn lại đến, chúng ta trở nên căn thẳng và bắt đầu thắt nốt ở bên trong. Bất cứ khi nào những điều mong muốn lại không đến, lại một lần nữa chúng ta tạo ra sự căn thẳng xung quanh. Suốt cuộc đời chúng ta lập lại tiến trình này cho đến khi tòan bộ cấu trúc thân và tâm trở thành một khối của những thắc gút phức tạp. Và chúng ta không giữ căng thẳng này ở trong chúng ta, mà còn đẩy nó đến mọi người đến tiếp xúc với ta. Dĩ nhiên, điều này không phải là một phương cách đúng để sống.

Các bạn đã đến với khóa tu thiền này để học nghệ thuật sống: làm sao để sống hài hòa và an lạc cho chính chúng ta, và để tạo ra sự hài hòa và an lạc đến cho mọi người khác; làm thế nào để sống hạnh phúc trong mỗi ngày trong khi tiến tu hướng đến hạnh phúc tối thuợng của một tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh, một tâm hồn tràn đầy với tình thương vị tha, với lòng từ bi, với sự hân hoan trong sự thành công của người khác , với sự xả ly.

Để học nghệ thuật sống hài hòa, trước nhất chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự bất hòa. Nguyên nhân luôn luôn nằm ở bên trong và vì lý do này các bạn phải khám phá thực tại của chính các bạn. Phương pháp này giúp các bạn làm như thế, để thực nghiệm cấu trúc thân và tâm của các bạn, hướng đến những gì quá nhiều tham đắm, kết quả chỉ là những căng thẳng và khổ đau. Ở cấp độ kinh nghiệm chúng ta phải hiểu bản chất, thân thể và tâm của riêng mình; chỉ từ đó chúng ta có thể kinh nghiệm bất cứ những gì có thể vượt ngoài thân và tâm. Vì vậy, đây là một phương pháp kỷ thuật của sự giác ngộ chân lý và tự giác ngộ, sự khảo sát thực tại của những gì chúng ta gọi là tự ngã (oneself). Nó cũng có thể được gọi một phương pháp của Thượng Đế hiểu biết, bởi lẽ đằng sau Thượng đế không có gì khác hơn là sự thật , tình thương và sự thanh tịnh.

Kinh nghiệm trược tiếp về thực tại là điều quan trọng. "biết về chính bạn"- từ thực tại thô, hiển nhiên, bên ngoài đến những thực tại vi tế hơn, đến thực tại vi tế nhất của thân và tâm. sau khi kinh nghiệm qua những thực tại này, từ đó chúng ta có thể đi xa hơn đến sự kinh nghiệm thực tại tối hậu vượt ra ngoài kinh nghiệm thân và tâm.

Hơi thở là một đặc điểm thích hợp từ đó để bắt đầu cuộc hành trình này. Sự sử dụng một cái ngã tự tạo, một sự tập trung vào một đối tượng tưởng tượng- một câu thần chú hoặc một hình tượng- sẽ chỉ dẫn vào phương hướng của những sự tưởng tượng, những sự ảo tưởng; nó sẽ không giúp chúng ta khám phá những sự thật vi tế hơn về chính chúng ta. Để thể nhập vào sự thật vi tế hơn, chúng ta phải bắt đầu với sự thật, với một sự ngẫu nhiên, thực tại thô như hơi thở. Hơn nữa, nếu một câu thần chú được sử dụng, hoặc hình tượng của môt vị thần linh, từ đó phương pháp trở thành một đảng phái. Một câu thần chú hoặc một hình tượng sẽ được tương đồng với với một văn hóa, một tôn giáo hoặc cái gì đó, và một nền tảng khác nhau của những yếu tố này nó không thể tìm ra sự chấp nhận. Khổ đau là căn bệnh chung. Phương thuốc điều trị cho căn bệnh này không thể là một đảng phái; nó cũng phải là một phương thuốc phổ quát. Sự chánh niệm hơi thở chấp nhận sự yêu cầu này. Hơi thở là thông dụng cho tất cả: sự theo dõi nó sẽ có thể chấp nhận cho mọi người. Mỗi tiến trình về phương pháp tu tập phải hoàn toàn vượt ngoài chủ nghĩa giáo phái.

Hơi thở là một công cụ và với công cụ này để khám phá sự thật về chính chúng ta. Thực tế, ở mức độ kinh nghiệm, các bạn biết rất ít về bản thân của các bạn. Các bạn chỉ biết hình thức bên ngoài của nó, những bộ phận và những vai trò của nó mà bạn có thể điều khiển một cách ý thức. Các bạn không biết gì về các cơ quan bên trong chúng nó hoạt động vượt qua sự kiểm soát của các bạn, không có gì khác hơn là thân thể được kết hợp từ vô số các tế bào, và những tế bào luôn thay đôỉ từng sát na. Vô số những phản ứng sinh lý điện lực hấp dẫn đang xảy ra liên tục khắp thân thể, nhưng các bạn không có kiến thức gì về chúng nó.

Về phương pháp này, bạn phải biết chính bạn về những gì mà bạn chưa biết trước đây. Về mục đích này hơi thể sẽ hổ trợ nó hoạt động như là một nnhịp cầu từ chỗ không biết đến chỗ biết đuợc, vì hơi thở có một vai tròvới thân thể mà nó có thể hoặc là nhận thức hoặc là không nhận thức, có ý chủ ý hoặc tự động. Chúng ta bắt đầu với sự hít thở có ý thức và chủ ý, và tiến hành bằng sự chánh niệm hơi thở một cách tự nhiên và bình thường. Và từ đó các bạn sẽ thăng tiến để duy trì sự những sự thật vi tế ở trong các bạn. Mỗi tiến trình là một bước đi vào thự c tại; mỗi ngày bạn sẽ thể nhập sâu hơn để khám phá những thực tại vi tế hơn về chính bạn, về thân và tâm của bạn.

Hôm nay các bạn chỉ được yêu cầu để theo dõi vai trò vật lý của hơi thở, nhưng đồng thời mỗi các ban đang theo dõi tâm của mình, vì tính chất của hơi thở được liên hệ rất chặt chẽ với trạng thái tâm của chúng ta. Ngay lúc bất cứ cấu uế, phiền não sinh khởi trong tâm, hơi thở trở nên khác thường- chúng ta bắt đầu thở hơi nhanh một tí và nặng một tí. Khi những phiền não qua đi, hởi thở trở nên nhẹ nhàng trở lại. Vì vậy hơi thở có thể giúp để khám phá thật tại không chỉ ở thân thể mà còn ở tâm thức nữa.

Thực tại của tâm mà các bạn bắt đầy kinh nghiệm hôm nay, nó có thói quen luôn luôn lang thang từ nơi này đến nơi khác. Nó không muốn tháp tùng với hơi thở, hhoặc ở trên bất cử đối tượng nào của sự tập trung: thay vì nó chạy rong rêu.

Và khi nó lang thang, nơi nào tâm thức đến? Bằng sự hành trì của bạn, các bạn đã thấy hoặc là nó lang thang ở quá trong hoặc là nó lang trong tương lai. Đây là thói quen của tâm; nó không muốn ở lại trong giây phút hiện tại. Thự c tế, chúng ta phải sống với hiện tại. Quá khứ là những gì đã qua gợi nhớ lại; tưông lai là những gì chúng ta chưa đến được, cho đến khi nó trở thành hiện tại. Nhớ lại qúa khứ và suy nghĩ về tương lai là quan trọng, nhưng chỉ khi nào chúng nó sẽ giúp chúng ta giải quyết những vấn đề trong hiện tại. Những vì những thói quen đã ăn sâu, tâm thức luôn luôn tìm cách trốn khỏi thực tại đi vào quá khứ hoặc tuơng lai mà không thể nào nắm bắt được, và vì vậy tâm hoang vu này duy trì khổ đau và dao động. Phướng pháp mà các bạn đang học ở đây được gọi là 'nghệ thuật sống', và cuộc sống có thể được sống thực sự chỉ trong hiện tại mà thôi. Vì vậy, tiến trình đầu tiên là học cách làm thế nào để sống trong giây phút hiện tại, bằng cách kiềm chế tâm ở ngay thực tại hiện tại: hơi thở bây giờ đang đi và và ra hai lỗ mũi. Đây là một thực tại của sát na này, mặt dù nó là thực tại bên ngoài (thô). Khi tâm thức đi khỏi, một trạng thái thư gỉang, không có những căn thẳng, chúng ta chấp nhận vấn đề rằng, vì thói quen cũ của tâm, nó đã lang thang. Ngay lúc chúng ta hiểu rằng tâm thức đã lang thang, tự nhiên, tự động, nó sẽ trở lại với sự tỉnh giác của hơi thở.

Các bạn nhận ra một các dễ dàng khuynh hướng của tâm vây tròn trong những ý niệm hoặc ở quá khứ hoặc ở tương lai. Ở đây những ý niệm này thuộc loại khuynh hướng gì của tâm? Hôm nay, các bạn đã quan sát chính mình rằng có nhiều ý niệm khởi lên mà không có kết quả, đầu hoặc đuôi. Cách ứng sử tâm như vầy thông thường được xem như một dấu hiệu của mách (ba lơn). Tuy nhiên, ở đây, tất các bạn đã khám phá ra rằng các bạn tương đương với mád, đã đánh mất đi vô minh, ảo giác, ảo tưởng-moha. Ngay cả khi có một kết quả đối với những ý niệm, chúng nó có khi đối tượng của chúng là những yếu tố hoặc là lạc hoặc là khổ. Nếu là lạc, chúng ta bắt đầu phản ứng với sự ưa thích, rồi phát triển nó thành tham, dính mắc- ràga. Nếu nó là khổ, chúng ta bắt đầu phản ứng với không thích, rồi phất triển nó thành sân giận, cáu ghét - dosa. Tâm thức luôn được chứa đầy với vô minh, tham đắm và sân hận. Tất cả các pháp bất thiện khác phát nguồn từ ba căn bản bất thiện này, và mỗi pháp bất thiện tạo ra một sự đau khổ.

Mục đích của phương pháp này là thanh lọc tâm thức, để nó thoát khỏi khổ đau bằng cách đoạn trừ dần dần những bất thiện pháp ở trong tâm. đây là một cuộc giải phẩu đi sâu vào tâm vô thức của chúng ta, được tiến hành để khám phá và dời đi những khó khăn phức tạp bị che đậy ở đó. Ngay tiến trình đầu tiên của phương pháp này phải làm tịnh hóa tâm thức, và đây là trường hợp: bằng cách theo dõi hơi thở, các bạn đã tiến hành không chỉ tập trung vào tâm thức mà còn làm cho nó trở nên thanh tịnh. Có lẽ suốt ngày hôm nay chỉ có vài giây tâm các bạn được tập trung hoàn toàn vào hơi thở của bạn, nhưng mỗi tâm niệm như vậy là có năng lực chuyển những thói quen trong tâm của bạn. Ở tâm niệm đó các bạn đang ở trong chánh niệm thực tại hiện hữu, hơi thở vào hoặc ra trong hai lỗ mũi, không có ảo tưởng gì cả. Và các bạn không thể ham muốn thở nhiều hơn nữa hoặc cảm thấy nổi giận đối với hơi thở của bạn: các bạn chỉ đơn giản theo dõi, đừng phản ứng với nó. Ở tâm niệm như vậy, tâm thức thoát khỏi ba căn bản phiền não, đó chính là thanh tịnh. Tâm niệm thanh tịnh này ở cấp độ vô thức có một sự ảnh hưởng mạnh đến những phiền não từ lâu đã tích tụ trong vô thức. Sự tiếp xúc của sức mạnh tích cực và tiêu cực này sản sinh một sự bùng nổ. Một số phiền não tiềm ẩn trong vô thức sinh khởi ở cấp độ tỉnh thức,và biểu hiện như những sự không hài hòa khác nhau thuộc thân và tâm.

Khi chúng ta gặp tình huống như vầy, sẽ có nguy hiểm sinh khởi về bất an, và tăng trưởng những khó khăn. Tuy nhiên, để sáng suốt để hiểu ra rằng những gì dường như có một khó khăn là thực tế một dấu hiệu của sự thành công trong thiền định, hơn nữa, thực tế phương pháp đã tiến hành thực tập. Sự khai mở đi vào vô thức đã bắt đầu, và một số những cấu uế tàng ẩn ở đó đã bắt đầu xuất hiện ra ngoài vết thương. Mặc dù tiến trình có bất an, đây là cách duy nhất để lấy mủ đi, dời cấu uế ra khỏi trú xứ của nó. Nếu chúng ta tiếp tục hành trì theo phương pháp thích hợp, tất cả những khó khăn này lần lựơt sẽ tiêu tan. Ngày mai sẽ có một sự dễ chịu hơn và ngày mốt lại thêm hơn một tí nữa. Từng tí một, tất cả những vấn đề sẽ qua khỏi, nếu các bạn thực hành.

Không ai có thể làm công việc thay thế cho bạn; các bạn phải làm việc của chính mình. Các bạn phải khám phá thực tại ở nơi các bạn. các bạn phải tự giải thóat. 

VÀI LỜI KHUYÊN VỀ CÁCH HÀNH TRÌ

Suốt những giờ thiền định, luôn luôn hành trì ở trong nhà. Nếu các bạn có thiền định ở ngoài trong sự tiếp xúc trực tiếp của mặt trời và gió, các bạn sẽ không thể tập trung đi sâu và chiều sâu của tâm thức. Suốt thời gian nghỉ xả hơi các bạn có thể ở ngoài.

Các bạn phải duy trì bên trong những giới hạn của khu vực khóa tu. Các bạn đang tiến hành khai mở tâm thức của các bạn; duy trì ở trong phòng hành trì.

Quyết tâm để duy trì trong giai đoạn khóa tu, chấp nhận trưước những khó khăn. Khi những vấn đề sinh khởi trong suốt thời gian hành trì, nhớ ràng đây là sự quyết định mạnh mẽ. Có thể có hại cho việc rời khỏi ở giữa khóa tu.

Tương tự, quyết định mạnh mẽ để thi hành tất cả các giới điều, qui luật, trong đó điều quan trọng nhất là giới tịnh khẩu. Cũng quyết tâm tuân thủ nội qui giờ giấc, và đặc biệt có mặt trong nhà tu thiền ba lần ngồi thiền tập thể mỗi lần một giờ trong một ngày.

Tránh sự bất lợi của việc ăn quá nhiều, nguy hiểm về tự mình không tự chủ đối với trạng thái hôn trầm và nguy hiểm vì không giữ tịnh khẩu.

Thực hành chính xác khi các bạn được huớng dẫn để thực hành. Không than phiền nó, để qua một bên vì thời gian khóa tu bất cứ những gì mà bạn có thể đọc hoặc học ở nơi khác. Sự pha trộn phương pháp tu tập là một điều vô cùng nguy hiểm. Nếu có điều gì chưa rõ đối với các bạn, hãy đến vị Hướng dẫn để làm rõ vấn đề. Chỉ cung cấp một lối mòn tương xứng đối với phương pháp này; nếu các bạn thực hành như vậy, các bạn sẽ gặt hái những kết quả mỹ mãn.

Sự dụng thời giờ quí báu, cơ hội, phương pháp, để giải thoát bạn ra khỏi những trói buộc của tham, sân, si,và hoan hỷ an lạc, hài hòa và hạnh phúc thật sự.

Hạnh phúc chân thật đến với các bạn./. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 2015(Xem: 10664)
Kính thưa thầy, Con mới đọc một đoạn trong một cuốn sách của ngài Ajhan Cha'a, ngài có nói về tầm và tứ rồi mới đến hỉ lạc. Vậy đâu phải khi mình ngồi thiền mình chỉ an trú vào hơi thở mà thôi, mà nếu có thiện pháp ý nghĩ nào tốt hiện ra thì mình cứ giữ tâm trên đối tượng đó, chà sát đối tượng đó (có tầm có tứ) cũng vẫn được, rồi từ từ sẽ đến chỗ không tầm không tứ luôn, phải không thầy? Xin thầy dạy về cái vụ tầm tứ này vì từ trước nay tập thiền con chỉ lo chiến đấu với hơi thở, hễ có ý tưởng nào khởi lên là con ráng hết sức đuổi nó đi, nhưng không phải lúc nào nó cũng chịu đi! Con xin cảm tạ ơn thầy chỉ dạy.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 10188)
Hôm kia, kết luận bài pháp thoại là Bát Chánh Đạo, con đường thoát khổ, tưởng là xong, ai ngờ có một người hỏi: “- Nơi nào tu tập Bát Chánh Đạo thì có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn. Nơi nào tu tập ngoài Bát Chánh Đạo sẽ không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn và đệ tứ sa-môn!”
22 Tháng Mười 2015(Xem: 9486)
Có người hỏi thầy rằng: “Lúc ở nhà, đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm... động tác nào con cũng cố gắng chánh niệm tỉnh giác nhưng lúc được, lúc không. Còn tại sở làm, công việc hằng ngày của con đòi hỏi phải làm gấp, làm nhanh nên không có cách chi mà chánh niệm, tỉnh giác được, dường như bị thất niệm hoàn toàn, xin thầy hoan hỷ cho lời chỉ dạy”.
18 Tháng Mười 2015(Xem: 9375)
Trước hết cho phép con được đảnh lễ từ xa Tăng Thân Huyền Không Sơn Thượng, bởi lẽ đây là nơi nương nhờ cao thượng, đây là nơi đáng học hỏi thọ trì! Thật là hạnh duyên lớn mà độc giả cuả thư viện Hoa Sen toàn cầu trong thời gian qua được thấm nhuần những bài pháp thoại cuả ngài Minh Đức Triều Tâm Ảnh. Đây là một loạt bài rất giá trị cả về Pháp học lẫn Pháp hành, được trình bày thật công phu.
17 Tháng Mười 2015(Xem: 8553)
Thật ra, loạt pháp thoại về sắc, không hay ngũ uẩn vậy là xong rồi, chấm dứt rồi, nhưng tự dưng thầy có cảm hứng nói thêm cái kết nữa. Cái kết rất dễ thương, rất chi là “quê nhà” sau khi chúng ta đã nghìn trùng lưu lạc tử sinh, đó là mình đã trở về được bản quán, quê hương, không còn cảm thán như vua Trần Thái Tông nữa: “Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách, nhật viễn gia hương vạn lý trình!”
14 Tháng Mười 2015(Xem: 8726)
Hôm nay chúng ta lắng nghe để hạ thủ công phu nghe. Tri rồi hành, Khổng mà cũng nói được như vậy huống hồ gì Phật chúng ta. Nhưng Khổng nói tri riêng, hành riêng, có tri rồi mơi có hành. Cái đó thua Phật một bậc. Phật thì tri và hành như vậy cũng có, nhưng còn tri và hành ngay tức khắc nữa. Nó là một, à, một cũng không đúng. Nó nhất như. Và cái nhất như ấy lại đang trôi chảy, đang hiện tiền. Lắng nghe cái hiện tiền trôi chảy là minh sát đó.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9700)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
12 Tháng Mười 2015(Xem: 8624)
Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?
10 Tháng Mười 2015(Xem: 8734)
Bây giờ thầy nói tiếp về sắc, không - thật ra là ngũ uẩn – qua Abhidhamma. Lưu ý là càng lúc càng phức tạp. Chúng ta đang đi vào giáo pháp tinh yếu nhất, phải cần sự chăm chú lắng nghe cao độ nhất. Tuy nhiên, có người sẽ tiếp thu được, có người thì không. Cũng chẳng sao, cái gì nghe không được thì bỏ qua.