Thực hành thiền chánh niệm tại Mỹ

13 Tháng Chín 201502:32(Xem: 6394)

THỰC HÀNH THIỀN CHÁNH NIỆM TẠI MỸ  
Nguyên tác: Is There Anything Spiritual About Mindfulness?
By Chris Mayya Posted: 08/21/2015 | Tịnh Thủy biên dịch

 

Ngày nay pháp Thiền Chánh Niệm được nói nhiều tại Hoa Kỳ. Các tài tử nổi tiếng như Goldie Hawn, Richard Gere và Tina Turner là một số trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất. Tuy phát xuất từ Phật Giáo, nhưng Thiền Chánh niệm đang đươc gỡ bỏ ý niệm tôn giáo để ứng dụng cho mọi người ở Tây phương. Nhưng liệu chánh niệm có tính chất tôn giáo và sự chuyển hoá của nó không?

Santikaro
Cựu tu sĩ Phật Giáo Santikaro

Để khám phá điều này, tôi đã nói chuyện với  cựu tu sĩ Phật Giáo Santikaro (Người Hoa Kỳ, thế danh là Robert Larson), đệ tử của nhà sư nổi tiếng ở Thái Lan, Tỳ kheo Buddhadasa. Theo vị cựu tu sĩ này, ở Tây phương, có ba hình thức mà thiền Chánh niệm đã được hình thành.

Hình thức thứ nhất được ứng dụng tại các tập đoàn công ty lớn, được gọi là McMindfulness. Tương tự như loại thức ăn nhanh MacDonald, nó nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu năng cao trong công việc. Tuy nhiên, Santikaro nghi vấn về các giá trị đạo đức và về lâu về dài của hình thức thiền chánh niệm này, đặc biệt khi nó được khuyến khích bởi các nhà quản lý công ty muốn có được hiệu quả ngay từ các công nhân viên. Các công nhân viên thực tập thiền dưới sự ảnh hưởng này có thể không đạt được kết quả lâu dài vì sự hiểu biết của họ về thiền vẫn còn hạn chế. (Xem thêm: Google & những kỹ sư chánh niệm Đến Thăm Trụ Sở Trung Ương Google)

Hình thức thứ hai của thiền Chánh niệm nhằm chữa bệnh, được gọi là thiền Chánh niệm trị liệu (therapeutic mindfulness). Trong thời gian gần đây, Jon Kabat-Zinn, người đã đấu tranh cho những nỗ lực để mang lại việc áp dụng thiền một cách khoa học. Chương trình này được gọi là Chánh niệm giảm căng thẳng (Mindfulness based stress reduction-MBSR) đã được chứng minh là mang lại kết quả cho nhiều người đau khổ tâm lý và căn bệnh mãn tính. (Xem thêm: Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ Và ở Đây và Chánh Niệm Là Gì)

Hình thức thứ ba của thiền Chánh niệm mà chúng ta đã thảo luận (như đã thấy trong đoạn video dưới đây), là hình thức thiền nguyên chất với mục tiêu giải thoát.  Thực hành một cách chính xác, thiền Chánh niệm có thể dẫn chúng ta đến cái nhìn nội tâm sâu sắc vào các điều kiện con người và giải thoát chúng ta khỏi cuộc đấu tranh nội tâm và những xung đột trong cuộc sống. Dạng thiền thứ ba này có khả năng giải thoát chúng ta khỏi cái chấp vào bản ngã của chính chúng ta. Đây là cái chí thiện và là mục tiêu cao cả của hầu hết các truyền thống tâm linh. (Xem thêm: Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (12)

Santikaro mô tả hình thức chánh niệm này như là tự nhiên và thực hành dễ dàng, không tốn công sức, không một ai buộc trên cái ngã chấp của mình. Ví dụ, khi chúng ta theo dõi hơi thở vào ra của chúng ta mà không dính mắc vào người đang thở vào thở ra hoặc khi chúng ta quan sát hiện tượng thiên nhiên xung quanh chúng ta mà không có cảm giác của một người quan sát, ở đó có một khoảnh khắc của chánh niệm thật, sự thừa nhận của cái được gọi là cái “Tánh Không." Trong việc thực tập chánh niệm, kinh nghiệm của từng khoảnh khắc có thể được thâm sâu bởi sự hiển lộ tự nhiên của tánh Không.

Quay trở lại với câu hỏi, "Có điều gì thiêng liêng về chánh niệm?" Trong hai hình thức thực hành trước đó (hình thức một và hai), mục đích của việc thực hành chánh niệm được thúc đẩy bởi các mục tiêu cá nhân (tức còn chấp vào bản ngã của mình).

Tuy nhiên nếu nó đáp ứng được chỉ tiêu cho tinh thần trong cuộc sống hàng ngày bằng cách nhận thức tốt trong từng giây phút, sau đó nó là một thực tập có giá trị. Nhưng để thực sự trải nghiệm chánh niệm, người ta phải vượt qua những ý tưởng vị kỷ và từ bỏ cái "tôi" và cái "của tôi" liên quan đến các kinh nghiệm, vì đây là những chướng ngại vật trên con đường dẫn đến tự do trong nội tâm.

Santikaro nói về thời điểm mà ông hỏi Buddhadasa, nếu thầy đã giác ngộ. Buddhadasa trả lời ông ta: "Nào có ai ở đó mà giác ngộ." Có lẽ trong lời giải đáp này là chìa khóa để có thái độ đúng đắn đối với sự thực giải thoát tâm.

Bản văn gốc: http://www.huffingtonpost.com/chris-mayya/is-there-anything-spiritu_b_8021384.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6861)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7479)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 6557)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 6245)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6327)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 6152)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 11979)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12518)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7042)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11715)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.