Thực hành thiền chánh niệm tại Mỹ

13 Tháng Chín 201502:32(Xem: 6323)

THỰC HÀNH THIỀN CHÁNH NIỆM TẠI MỸ  
Nguyên tác: Is There Anything Spiritual About Mindfulness?
By Chris Mayya Posted: 08/21/2015 | Tịnh Thủy biên dịch

 

Ngày nay pháp Thiền Chánh Niệm được nói nhiều tại Hoa Kỳ. Các tài tử nổi tiếng như Goldie Hawn, Richard Gere và Tina Turner là một số trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất. Tuy phát xuất từ Phật Giáo, nhưng Thiền Chánh niệm đang đươc gỡ bỏ ý niệm tôn giáo để ứng dụng cho mọi người ở Tây phương. Nhưng liệu chánh niệm có tính chất tôn giáo và sự chuyển hoá của nó không?

Santikaro
Cựu tu sĩ Phật Giáo Santikaro

Để khám phá điều này, tôi đã nói chuyện với  cựu tu sĩ Phật Giáo Santikaro (Người Hoa Kỳ, thế danh là Robert Larson), đệ tử của nhà sư nổi tiếng ở Thái Lan, Tỳ kheo Buddhadasa. Theo vị cựu tu sĩ này, ở Tây phương, có ba hình thức mà thiền Chánh niệm đã được hình thành.

Hình thức thứ nhất được ứng dụng tại các tập đoàn công ty lớn, được gọi là McMindfulness. Tương tự như loại thức ăn nhanh MacDonald, nó nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu năng cao trong công việc. Tuy nhiên, Santikaro nghi vấn về các giá trị đạo đức và về lâu về dài của hình thức thiền chánh niệm này, đặc biệt khi nó được khuyến khích bởi các nhà quản lý công ty muốn có được hiệu quả ngay từ các công nhân viên. Các công nhân viên thực tập thiền dưới sự ảnh hưởng này có thể không đạt được kết quả lâu dài vì sự hiểu biết của họ về thiền vẫn còn hạn chế. (Xem thêm: Google & những kỹ sư chánh niệm Đến Thăm Trụ Sở Trung Ương Google)

Hình thức thứ hai của thiền Chánh niệm nhằm chữa bệnh, được gọi là thiền Chánh niệm trị liệu (therapeutic mindfulness). Trong thời gian gần đây, Jon Kabat-Zinn, người đã đấu tranh cho những nỗ lực để mang lại việc áp dụng thiền một cách khoa học. Chương trình này được gọi là Chánh niệm giảm căng thẳng (Mindfulness based stress reduction-MBSR) đã được chứng minh là mang lại kết quả cho nhiều người đau khổ tâm lý và căn bệnh mãn tính. (Xem thêm: Nơi Ấy Cũng Là Bây Giờ Và ở Đây và Chánh Niệm Là Gì)

Hình thức thứ ba của thiền Chánh niệm mà chúng ta đã thảo luận (như đã thấy trong đoạn video dưới đây), là hình thức thiền nguyên chất với mục tiêu giải thoát.  Thực hành một cách chính xác, thiền Chánh niệm có thể dẫn chúng ta đến cái nhìn nội tâm sâu sắc vào các điều kiện con người và giải thoát chúng ta khỏi cuộc đấu tranh nội tâm và những xung đột trong cuộc sống. Dạng thiền thứ ba này có khả năng giải thoát chúng ta khỏi cái chấp vào bản ngã của chính chúng ta. Đây là cái chí thiện và là mục tiêu cao cả của hầu hết các truyền thống tâm linh. (Xem thêm: Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (12)

Santikaro mô tả hình thức chánh niệm này như là tự nhiên và thực hành dễ dàng, không tốn công sức, không một ai buộc trên cái ngã chấp của mình. Ví dụ, khi chúng ta theo dõi hơi thở vào ra của chúng ta mà không dính mắc vào người đang thở vào thở ra hoặc khi chúng ta quan sát hiện tượng thiên nhiên xung quanh chúng ta mà không có cảm giác của một người quan sát, ở đó có một khoảnh khắc của chánh niệm thật, sự thừa nhận của cái được gọi là cái “Tánh Không." Trong việc thực tập chánh niệm, kinh nghiệm của từng khoảnh khắc có thể được thâm sâu bởi sự hiển lộ tự nhiên của tánh Không.

Quay trở lại với câu hỏi, "Có điều gì thiêng liêng về chánh niệm?" Trong hai hình thức thực hành trước đó (hình thức một và hai), mục đích của việc thực hành chánh niệm được thúc đẩy bởi các mục tiêu cá nhân (tức còn chấp vào bản ngã của mình).

Tuy nhiên nếu nó đáp ứng được chỉ tiêu cho tinh thần trong cuộc sống hàng ngày bằng cách nhận thức tốt trong từng giây phút, sau đó nó là một thực tập có giá trị. Nhưng để thực sự trải nghiệm chánh niệm, người ta phải vượt qua những ý tưởng vị kỷ và từ bỏ cái "tôi" và cái "của tôi" liên quan đến các kinh nghiệm, vì đây là những chướng ngại vật trên con đường dẫn đến tự do trong nội tâm.

Santikaro nói về thời điểm mà ông hỏi Buddhadasa, nếu thầy đã giác ngộ. Buddhadasa trả lời ông ta: "Nào có ai ở đó mà giác ngộ." Có lẽ trong lời giải đáp này là chìa khóa để có thái độ đúng đắn đối với sự thực giải thoát tâm.

Bản văn gốc: http://www.huffingtonpost.com/chris-mayya/is-there-anything-spiritu_b_8021384.html

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7723)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14484)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11345)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11728)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10294)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13637)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12125)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6733)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11668)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 18413)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”