Lời Giới Thiệu

11 Tháng Tám 201000:00(Xem: 19251)

BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Joseph Goldstein
Nguyễn Duy Nhiên Việt dịch
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2008

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển sách này không đặt nặng về lý thuyết mà chú trọng nhiều đến sự thực hành. Tác giả - Joseph Goldstein - là một thiền sư Hoa Kỳ. Ông đã sống nhiều năm ở Thái Lan và Ấn Độ để học thiền Vipassana, một pháp thiền quán thuộc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của các vị thiền sư nổi tiếng đương thời như Munindra, Goenka, Sayadaw... Sau một thời gian, ông trở về Hoa Kỳ để mở một thiền viện và hướng dẫn những khóa tu thiền nhiều ngày tại Barre, Massachusetts. Hiện nay, thiền viện này có số thiền sinh đến tham dự mỗi năm rất đông, trong đó có cả những bậc xuất gia.

Joseph Goldstein là một vị thầy rất đặc biệt. Ông có lối dạy giản dị và trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề. Lời ông nói rất rõ ràng và dễ hiểu, vì nó được xuất phát từ kinh nghiệm thực hành. Trong sách này, ta có thể cảm nhận được rằng những lời ông dạy đều được bắt nguồn từ sự chứng nghiệm của chính ông qua công phu thực tập thiền quán nhiều năm.

Joseph Goldstein dạy thiền Vipassana như là một phương pháp giúp ta nhìn thấy được chân tướng của sự vật, không bị thành kiến, óc phân biệt làm lu mờ. Những bài pháp của ông gồm những phương thức thực hành thực tiễn, dạy cho ta cách sống không dính mắc, với một tâm từ bao la. Những bài giảng của ông bao giờ cũng pha lẫn đôi chút khôi hài, và điều đó giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái hơn, nhất là khi phải tu tập tích cực liên tục trong nhiều ngày.

Đây là một quyển sách thực hành, một kim chỉ nam cho những ai muốn học về thiền quán Vipassana. Sách này ghi lại những bài giảng, lời chỉ dẫn của ông Goldstein dành cho một khóa tu ba mươi ngày. Trong đó có cả phần trả lời những thắc mắc, khó khăn do các thiền sinh nêu lên sau mỗi ngày thực tập. Cả khóa tu thiền ba mươi ngày được diễn ra trong sự im lặng tuyệt đối, chỉ trừ phần vấn đáp. Chương trình mỗi ngày gồm có ngồi thiền và đi kinh hành xen kẽ nhau, bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng cho đến khuya. Thường thì mỗi khóa như vậy có khoảng từ 50 đến 200 thiền sinh cùng thực tập với nhau.

Thiền quán là một phương pháp để thấy được tâm mình. Nhưng sự hiểu biết ấy không thể có được bằng lý luận, kiến thức, mà phải bằng sự thực hành. Những lời dạy của ông Joseph Goldstein rất thực tế và có ích lợi, không chỉ riêng trong lúc ngồi thiền mà còn là cả trong cuộc sống ngoài đời. Đây là một quyển sách thực hành rất giá trị, có thể làm người bạn đồng hành hướng dẫn, nhắc nhở ta trên suốt con đường tu học.

Nguyễn Duy Nhiên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5003)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 5148)
Kính thưa các đại biểu đáng kính của cộng đồng Phật giáo, thưa các bạn: tất cả các bạn đã đến đây để tìm hiểu Thiền Quán là gì và nó giúp chúng ta thế nào trong cuộc sống hằng ngày; nó giúp chúng ta thế nào để thoát khỏi đau khổ, đau khổ của đời sống và của cái chết. Mọi người đều muốn thoát đau khổ, muốn sống một cuộc đời an bình và hòa hợp. Chỉ có điều chúng ta không biết làm thế nào. Chính sự giác ngộ của Siddhatta Gotama đã giúp ngài nhận ra chân lí: đau khổ nằm ở đâu, nó bắt đầu thế nào và làm thế nào để diệt khổ.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5173)
Đây là bài thực tập do chính Jon Kabat Zinn phác thảo và đã trở thành một bài thực tập điển hình của hầu hết văn bản chỉ dẫn thực tập.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5907)
Thiền sư U Silananda thọ giới tỳ kheo đã hơn bốn mươi lăm năm. Ngài hoàn mãn văn bằng Phật học cao cấp nhất tại Miến Điện và đã từng dạy đại học nơi này. Trong kỳ Kiết Tập Kinh Điển Phật Giáo lần thứ sáu tại Miến Điện vào năm 1954, Ngài là vị lãnh đạo việc soạn thảo Tự Điển Miến-Pali và cũng là Trưởng Ban Kiết Tập Kinh Điển Pali, Chú Giải, và Chú Giải Của Chú Giải lúc Ngài mới vừa 26 tuổi. Ngài là tác giả của nhiều sách viết bằng tiếng Miến và tiếng Anh, trong đó có cuốn The Four Foundations Of Mindfulness (Tứ Niệm Xứ hay là Bốn Lãnh Vực Quán Niệm), một cuốn sách căn bản giảng dạy chi tiết về Tứ Niệm Xứ.
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 4973)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5168)
Đạo Phật Là Gì? Đạo Phật chân chính không là những đền đài, tượng Phật, cúng dường hoặc lễ tụng. Trong khi những thứ này đều có giá trị, chúng lại không đáp ứng câu hỏi: Đạo Phật chân chính là gì? Nếu nói rằng đạo Phật chân chính là sự tu tập thiền định dùng chánh niệm và thắng trí để đạt tuệ giác đến dứt trừ tất cả phiền não, diệt khổ ưu thì chưa hẳn là đúng.