08. Vật Lý Mới Và Đạo Học Đông Phương

18 Tháng Mười 201407:55(Xem: 4483)
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THIỀN CHÁNH NIỆM
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Chương Tám
Vật Lý Mới và Đạo Học Đông Phương 
 

Những nhà Vật lý cùng thời hoặc thuộc thế hệ trẻ hơn Albert Einstein, thường được gọi là các nhà Vật lý “mới”, để phân biệt với Vật lý “cũ” dưới ảnh hưởng của vật lý Newton. Đáng ngạc nhiên thay, tư tưởng của họ càng ngày càng đến gần với Đạo học Đông phương. Người được xem như là mở đầu cho Vật lý Lượng tử, Niels Bohr dùng hình ảnh âm dương trong huy hiệu của mình, và người góp phần trong việc chế tạo các quả bom nguyên tử đầu tiên, Oppenheimer, trích dẫn Bhagavad Gita của Ấn giáo, làm các đồng nghiệp của ông ngỡ ngàng!

Albert Einstein

Năm 1905 mới 26 tuổi Einstein công bố lý thuyết tương đối (theory of relativity) làm chấn động thế giới khoa học, theo đó thời gian và không gian không hiện hữu biệt lập mà ‘tương tức-tương hiện’ và tùy vào người quan sát! Công thức E= mc2 cho thấy vật thể và năng lượng không biệt lập và có thể hoán đổi lẫn nhau. Tôi nhại kinh Bát Nhã: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Sắc bất dị không, không bất dị sắc”. “Vật thể tức thị Năng lực; Năng lực tức thị Vật thể, Vật thể bất dị năng lực; Năng lực bất dị vật thể” để độc giả có cảm tưởng gần gũi hơn.  Mười năm sau ông tuyên bố một khám phá mới, xem như chấm dứt giai đọan Vật lý Newton: trọng lực không phải một lực ‘huyền bí’ tác động vũ trụ mà là do thời gian- không gian ‘gập cong’ (warping). Einstein chứng tỏ các lòng tin, hay đúng hơn là kiến thức, về vũ trụ trước đó không còn đúng nữa. Cũng như các nhà vật lý cùng thời, Einstein dạy ở các Đại học Đức đến lúc Hitler lên cầm quyền. Ông sang Mỹ và tiếp tục làm việc ở Đại học Princeton cho đến cuối đời.

Các nhà Vật lý Lượng tử

Trong lúc đó, các nhà Vật lý trẻ ở Đức và Âu Châu nghiên cứu về ‘vi’ nguyên tử khám phá ra là những định luật Vật lý cũ không còn thích hợp nữa! Họ khám phá là các làn sóng ánh sáng nhiều khi hành xử như là vật thể! Định luật nhân quả chắc nịch của Vật lý cũ nhường chỗ cho nguyên lý bộc phát (spontaneous) và bất định (indetermination), như trong quá trình hủy hoại phóng xạ. Họ cũng khám phá nguyên tử thu hút và phóng năng lực từ quanta, do đó Vật Lý mới có tên là Quantum Theory.

Quantum physics reveals the world to be intricate web of events interralated in mysterious… Nature is an inreparable whole. In a certain sense, each particle implcitely contains all others.

Thomas MacFarlane

Một trong những nhà Vật lý được xem như khai sáng của Cơ học Quantum là Neils Bohr, gốc Đan Mạch, đề nghị chữ hỗ tương (complementary) để giải thích những hiện tượng thoạt nhìn có vẻ mâu thuẫn trong vật lý ‘cũ’ như làn sóng và vật thể. Được xem như nhà khoa học có uy tín ‘lớn’ chỉ đứng sau Einstein, Bohr đã nhiều lần tranh luận với Einstein và tuyên bố một câu bất hủ, bắt đầu cho cuộc giao lưu giữa Vật lý mới và Đạo học Đông Phương: “Chúng ta phải quay trở về những vấn đề mà các đạo gia Đông phương như Đức Phật và Lão tử từng đối đầu, khi tìm cách hòa hợp giữa khán giả và người hành động trong bi kịch hiện sinh.”

Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung

Trời đất nhìn cho kỹ cũng nhỏ như đầu sợi tóc

Mặt trời mặt trăng có thể bao gồm trong một hạt cải

Không nhớ tên tác giả

Nhỏ không trong mà lớn cũng không ngoài

Nguyễn Công Trứ

Một học trò của Bohr là Werner Heisenberg khám phá ra nguyên lý về Quantum vào năm 1927. Theo nguyên lý này không thể nào tính được vị trí và tốc độ của một vật thể cùng một lúc. Nguyên lý này có tên là nguyên lý bất định (uncertainty principle). Vì ở lại làm giám đốc cho một chương trình nguyên tử cho Hitler, sau thế chiến 2, Heisenberg bị giam ở Anh nhưng sau đó được ân xá và được phép về Đức tiếp tục nghiên cứu trong Viện Max Planck.

The world thus appears as a complicated tissue of events.

Werner Heisenberg

Một nhà Vật lý khác không thể nào không nhắc tới là Robert Oppenheimer, người đã góp phần chế tạo những quả bom nguyên tử đầu tiên, trong đó có 2 quả bom bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki, trong dự án Mahattan của Tổng thống Roosevelt. Nhưng năm 1953 vì từ chối cộng tác trong chương trình làm thêm những quả bom nguyên tử mạnh hơn, nên bị các chính trị gia quá khích như McCarthy trong phong trào truy lùng ‘Red under the Bed’ cáo buộc là ‘thân Cộng’ (sic), nên phải trở về làm một nhà nghiên cứu ‘thuần túy’ tại Đại Học Princeton, nơi Einstein đang làm việc.

Discoveries in atomic physics are not in the nature of things wholly unfamiliar, wholly unheard of, or new. In Buddhist and Hindu thoughts (it occupied) a more considerable and central place

J. Robert Oppenheimer

Ngoạn mục nhất là nhà Vật lý Fritjof Capra, đậu tiến sĩ tại Đại Học Vienna Áo, xuất bản tác phẩm The Tao of Physics (bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Tường Bách), mở đầu việc giao lưu giữa Vật lý ‘mới’ và Đạo học. Tiếp đó một số các tác phẩm tương tự khác như The Dancing Wu Li Masters The Seat of the Soul của Zukav cũng nghiên cứu vấn đề này. Tất cả các chi tiết này rút ta từ tác phẩm Einstein and Buddha của Thomas J. MacFarlane (Ulysses Press, 2002). Độc giả nào muốn tìm hiểu thêm chi tiết về cuộc hội ngộ kỳ thú giữa Vật lý mới và Đạo Học Đông phương xin vui lòng đọc thêm tác phẩm của GS Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard, Quantum and Lotus, Crown Publishers, New York, 2001) .

Tiến bộ kỳ diệu cũng như giới hạn của y khoa Tây Phương                                                       

Khoa học và kỹ thuật Tây phương hiện nay biết nhiều chi tiết của cấu trúc của sinh vật ở nhiều mức độ hơn trước đây. Kể từ năm 1944, năm mà DNA được khám phá trong khoa di truyền, nền tảng khoa học cho ngành y khoa và đã được ‘cách mạng hóa’  trong nhiều lảnh  vực và  còn hứa hẹn sẽ có thêm nhiều khám phá đột phát khác nữa.

Hiện nay chúng ta có thể cô lập một số genes bị nghi ngờ là ‘thủ phạm’ gây những chứng bệnh di truyền. Chúng ta cũng đã khám phá ra nhiều dược liệu để kiểm soát các chứng bệnh truyền nhiểm. Chúng ta có thể bơm các diếu tố đặc biệt (TPA) vào máu để hòa tan các cục máu đông làm nghẽn các mạch máu để có thể làm giảm mức hư hại của các bắp thịt tim. Chúng ta sáng chế được các máy nội soi não bộ điều khiển bằng computer như PET, CAT scanning, nhất là máy dò âm thanh cộng hưởng fRMI, cho phép Bác sĩ rà soát bên trong não bộ và cơ thể. Đó là chưa kể chúng ta có thể dùng Laser để phẫu thuật võng mô để cứu nhãn quan, phẫu thuật nối các động mạch tim hiện nay đã trở thành một phẫu thuật thông thường vân vân…

Thế nhưng có rất nhiều điều mà y khoa Tây phương chưa biết.

 Chúng ta vẫn chưa biết tường tận cấu trúc của nhiều sinh vật, kể cả những sinh vật giản dị nhất! Ngay cả các triệu chứng ‘đau’ kinh niên vẫn chưa có biện pháp chữa trị. Hiện nay chứng đau thắt lưng tốn ngân quỹ Mỹ hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm tiền chữa trị và tiền mất khả năng sản xuất. Chúng ta đặt lòng tin vào Y khoa hiện đại nhưng đồng thời chúng ta biết giới hạn của khoa học và kỹ thuật. Ví dụ như chúng ta chưa biết tại sao có một số tế bào phát triển đến mức không kiểm soát được và sau đó biến thành tế bào ung thư. Thế nhưng có nhiều trường hợp ung bướu ‘teo nhỏ lại’ hay biến mất, dù bệnh nhân không được chữa trị bằng dược (hóa) trị hay xạ trị. Thường thì Bác sĩ nói là những bệnh nhân sống sót nhờ có ‘ý chí sống còn’, nhưng giải thích như thế cũng như không giải thích gì cả!

Hầu hết các nghiên cứu cho tới gần đây đều đồng ý là khỏe mạnh hay bệnh tật của cơ thể liên hệ mật thiết đến nhiều yếu tố khác như nếp suy nghĩ, xúc động, tình cảm và những giao tiếp xã hội có thể làm chúng ta sống mạnh khỏe hay bệnh tật. 

Chánh niệm giúp chúng ta sử dụng các kiến thứ này như thế nào?

Tình cảm hay tư tưởng và cùng cảm giác, hiện tượng tâm lý hiện ra trong hiện trường ý thức. Khi chúng xuất hiện, chúng ta có thể quán chiếu trong thân tâm của mình, kiểm soát và giới hạn để làm bớt mức độc hại. Thí dụ như khi chúng ta giận dữ, tim đập thình thịch, máu dồn lên ngực (tức hộc máu), bắp thịt tê cứng và đầu óc thiếu sáng suốt (giận mất khôn), thường chúng ta hoàn toàn phản ứng theo thói quen thay vì có những chọn lựa thích ứng với hoàn cảnh để tránh những hậu quả đáng tiếc.  Điều này không có nghĩa là chúng ta đè nén tình cảm (một chọn lựa thiếu khôn ngoan khác!) mà phản ứng dưới ánh sáng của ý thức để không mất lòng bạn bè hay người thân và không tích trữ các stress hormone trong máu dễ sinh bệnh! Trong khi người ‘chọc tức’quý vị đang đi nghỉ mát ở Sầm Sơn hay Sa  Pa, quý vị ngồi một mình trong phòng chịu ‘dầy vò’ với ‘nỗi khổ niềm đau’!

Ngược lại khi quán chiếu những tư tưởng hay tình cảm tích cực, quý vị thấy cơ thể phản ứng ra sao? Cơ thể quý vị ra sao khi nghe quý vị vui như nghe tin con cái mình thi đổ vào Harvard hay Princeton? Khi quý vị rung động vì một mái tóc (em hai mươi tóc xõa dài), một mùi hương (hương bưởi thơm rồi đêm đã khuya). Quý vị cầu nguyện ngày an lành đêm an lành, khi có cơ hội an lành và hạnh phúc sao lại bỏ qua!?

Khi biết những thông tin khoa học đáng tin cậy, chúng ta có thể vun trồng những đức tính tích cực từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác, từ ngày này sang ngày nọ, và đến một lúc nào đó chúng ta có thể chuyển hóa chính chúng ta và tạo cho mình một lối nhìn mới đối với cuộc đời và một cách ở đời mới.

Hiệu ứng Placebo

Một hiện tượng y khoa chưa giải thích được là hiệu ứng Placebo. Nhiều thử nghiệm cho thấy là khi một bệnh nhân tin rằng mình uống một loại thuốc nào đó nhưng thực ra họ chỉ được cho uống một giả dược ‘bọc đường’ thay vì thuốc thật. Hiệu ứng của Placebo cũng gần bằng hiệu ứng của thuốc thật. Điều này có thể giải thích là khi bệnh nhân được cho biết họ được cho uống một loại thuốc hiệu nghiệm, một cơ chế nào đó trong não bộ của người bệnh làm thay đổi mức sinh-hóa trong người qua các tuyến nội tiết (endoctrine system), hay dùng các sóng não để một thay đổi sinh-hóa. Mức tin cậy của thử nghiệm Placebo rất cao vì Bác sĩ, hay người nghiên cứu và người phân tích kết quả, không ai biết bệnh nhân nào uống thuốc thật hay thuốc giả! Cũng như hiện tượng thôi miên có thể thay đổi những hoạt động của một người, kể cả đối đầu với cơn đau hay phục hồi ‘trí nhớ’. Trước khi được áp dụng vào y khoa, châm cứu của Trung Quốc từng đã được dùng thay thế thuốc mê trong phẫu thuật. Quý vị còn nhớ chuyện Quan Vân Trường ngồi mổ vết thương, không thuốc mê nhưng vẫn không nhăn mặt. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6198)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6813)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5845)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5650)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5781)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5481)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9571)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10446)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6459)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10547)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.