Góp Nhặt Lá Rừng

04 Tháng Tám 201000:00(Xem: 64802)
NGUYÊN NGUYÊN
GÓP NHẶT LÁ RỪNG

Lời nói đầu

Thiền sư Muju có quyển sách rất được ưa chuộng: Góp Nhặt Cát Đá. Trong quyển sách nầy Thiền sư đã góp nhặt 101 truyện Thiền, kể lại ngôn ngữ và hành trạng của các Thiền giả, từ chính đức Phật Thích Ca cho đến các Thiền sư và Thiền sinh.

Góp Nhặt Cát Đá dễ gợi lên hình ảnh Thiền sư thong dong dạo chơi trên bãi biển. Bên nầy là bờ biển dài vô tận; bên kia là biển cả rộng mênh mông. Trên đường dạo chơi đó thỉnh thoảng Thiền sư bắt gặp một bãi cát đẹp, hoặc một hòn cuội dễ thương thì cúi xuống nhặt, cho vào bị. Chỉ để chơi vậy thôi! Rồi chợt có lúc khởi ý muốn đem ra trưng bày, để ai thích thì ghé vào xem, và thưởng ngoạn.

Bãi biển thì dài vô tận; mặt biển thì rộng mênh mông, cát đẹp và đá dễ thương thì vô lượng. Thiền sư chỉ tình cờ mà nhặt một ít. Tuy vậy cũng có thể nói là tạm đủ để làm thỏa mãn người thưởng ngoạn .

Câu chuyện về Góp Nhặt Cát Đá là vậy. Góp Nhặt Lá Rừng thì cũng theo cùng cách đó. Lá rừng thì cũng vô lượng, và muôn màu muôn vẻ. Và nhặt lá rừng thì cũng là có tính tình cờ. Trong những lá nhặt được có lá đẹp, có lá kém đẹp. Cũng có khi trùng lặp, nhặt những lá gần như giống nhau. Và cũng có thể là người nhặt không có duyên may nhặt được những lá đẹp nhất!

Ngoài những điểm tương đồng như trên, giữa Góp Nhặt Cát Đá Góp Nhặt Lá Rừng cũng có mấy điểm khác nhau. “Cát Đá” hầu hết là những câu chuyện; “Lá Rừng” thì gồm cả những câu chuyện, câu nói, hoặc những bài thơ. “Cát Đá” chỉ đơn thuần là chuyện kể, “Lá Rừng” có thêm “Lời Bàn”. Những câu chuyện kể có ưu điểm rõ rệt: sinh động hơn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấm hơn. Lời bàn thì có tính lý thuyết, trừu tượng, khô khan, thuộc thể loại “luận”. Tuy vậy nếu như “truyện” được nhiều người chấp nhận thì “luận” cũng được nhiều người yêu cầu. Vì thế mà xin đưa ra mạo muội trình thưa.

Saigòn, Trung Thu năm Kỷ Sửu ( 2009 )
Cẩn ký,
Nguyên Nguyên


Bài Liên Quan:
blankMỘT TRĂM LẺ MỘT TRUYỆN THIỀN
101 ZEN STORIES transcribed by NYOGEN SENZAKI and PAUL REPS
Tâm Minh NGÔ TẰNG GIAO chuyển ngữ - Diệu Phương xuất bản 2004

MỘT TRĂM LẺ MỘT CÂU CHUYỆN THIỀN
(101 Zen Stories-Collection of Stone and Sand: Góp nhặt Cát Đá)
Trần Trúc Lâm dịch

Gõ Cửa Thiền 101 Zen Stories
Tác giả: Thiền Sư Muju.
Dịch giả: Nguyên Minh.
Nhà xuất bản: Nxb Văn hóa Thông tin

blank


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 11726)
Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa? Nếu học Phật pháp theo kiểu lật từng trang kinh này qua trang kinh nọ, hay là nhai từng lời của những vị Tổ này đến những vị Tổ nọ, hoặc là nghe buổi giảng này đến buổi giảng kia v.v… thì quý vị có thấy chân giáo pháp không? Mà nếu không thấy thì nghe giảng để làm chi? Cho nên đây phải nhớ: giảng giải là chỉ nói về pháp thôi !
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13457)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
27 Tháng Sáu 2014(Xem: 7434)
Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt. Như quý vị muốn đi từ đây ra đằng kia thì đầu tiên phải mở mắt trước, thấy đường rồi mới đi, còn nếu cứ nhắm mắt mà đi thì chắc chắn sẽ bị té.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 8073)
Trong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau: