Dụng Tâm Tu Thiền

18 Tháng Tám 201300:00(Xem: 29155)

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thích Tâm Hạnh
DỤNG TÂM TU THIỀN
Nhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh 2013
dungtamtuthien_02

LỜI GIỚI THIỆU

Dụng Tâm Tu Thiền là tập sách đầu tay của thầy Tâm Hạnh, ra đời trong điều kiện tương đối khiêm nhường của nó. Dù vậy, tác phẩm vẫn xứng đáng, biểu hiện rõ nét giai đoạn khổ công ban đầu của tác giả. Một giai đoạn hầu hết hành giả nào cũng phải nếm qua. Khó khăn nhất là lúc hạ thủ công phu. Tác giả đã trải nghiệm quá trình thăm dò, tìm kiếm và đang đứng trước lối vào.

Tuy nhiên, trên hành trình về nguồn, trước tiên hành giả phải biết chắc hướng vọng của mình là gì? Nó như thế nào và làm sao chủ động. Có chủ động mới vững vàng tiến bước. Song, việc làm chủ không dễ dàng. Cố gắng. Khắc phục. Không cách nào khéo hơn đâu.

Thanh sơn mãn mục là một cách toàn phóng toàn cảnh. Bên trong ngõ lối quanh co, đá dựng chập chồng gồ ghề hiểm trở. Tuy nhiên, hành giả phấn đấu quyết bước cho đến chỗ sơn cùng thủy tận, chỗ tột cùng của mọi quanh co khó khổ. Tự nhiên trời long đất lở, một phen chuyển thân nhảy thẳng vào chỗ an ổn. Người xưa nói:

Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ,
Liễu ám hoa minh biệt nhất thôn...

Đi đến nước cùng non tận chỗ,
Tự nhiên được báu chẳng về không.

Đến đây có thể tạm gọi là biết dụng tâm tu thiền.

Thầy Tâm Hạnh vâng lời dạy của Hòa thượng Ân sư về làng Truồi xứ Huế theo duyên tu hành, biến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã từ núi rừng hoang vu thành đạo tràng nghiêm tịnh. Tam bảo thầm gia hộ mọi Phật sự nơi đây hưng thạnh, huy chấn tông phong. Đồng thời cũng được chư tôn Lãnh đạo Giáo hội đất Thần Kinh hỗ trợ động viên nên thiền viện sớm thành Tuyển Phật trường, hòa cùng chư sơn, cùng học cùng tu, cùng lợi lạc quần sanh.

Hôm nay, tôi hoan hỷ và cũng để động viên thêm cho thầy Tâm Hạnh trên bước đường tu hành, nên viết đôi dòng giới thiệu tập Dụng Tâm Tu Thiền, xin gởi đến các pháp hữu gần xa chút tâm nguyện sẻ chia của người huynh đệ trong tông môn. Nguyện cùng kết chủng giác ngộ giải thoát, cùng đề huề trong hội Phật tương lai.

Thiền viện Thường Chiếu, ngày 06-01-2013.

THÍCH NHẬT QUANG

 

THAY LỜI TỰA

Trải qua những tháng năm đầy đủ phúc duyên được xuất gia tu học tại Thiền viện Thường Chiếu, cùng với các huynh đệ đồng thời, chúng tôi được Hòa thượng Tôn sư và chư Tôn đức hướng dẫn từng bước căn bản nhất để sống một đời đúng nghĩa Thiền sinh. Cuối năm 1993, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt ra đời, Ngài cho phép chúng tôi lên núi tu tập.

Vào cuối năm 2002, Hòa thượng Tôn sư nhập thất. Ngài chỉ dạy chúng tôi giảng dạy cho chư Tăng nội viện và các đạo tràng Phật tử có duyên trở về Thiền viện tu học. Cộng thêm các bài pháp giảng dạy gần đây, quý vị Phật tử đã phát tâm ghi lại thành tập sách này để góp thêm tư liệu nghiên cứu tu tập cho những pháp lữ hữu duyên.

Bằng tất cả tấm lòng thành kính, chúng con xin dâng lên cúng dường trên Hòa thượng Tôn sư và chư Tôn đức trong Tông môn đã dày công nuôi dạy, hướng dẫn, dìu dắt chúng con từng bước trưởng thành.

Là tập sách đầu tiên và được ghi lại từ những bài giảng nên không sao tránh khỏi những vụng về sai sót. Kính mong các bậc cao minh niệm tình tha thứ và chỉ dạy cho con được học hỏi để hoàn thiện mình trên bước đường lần dấu trở về cố hương.

Thiền viện TRÚC LÂM BẠCH MÃ
 Ngày cuối đông năm Nhâm Thìn - 2012
Kính ghi
THÍCH TÂM HẠNH.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Ba 2017(Xem: 6637)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 6054)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 5292)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5803)
19 Tháng Tư 2016(Xem: 6034)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo. Dòng thiền phương bắc lấy Lục Tổ làm cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); dòng này chủ trương “không câu nệ hình thức, không bám víu danh từ khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần nội tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật, liền có thể thành Phật”.
14 Tháng Tư 2016(Xem: 7713)
Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ Huệ Năng để đoạt lại y bát nhưng khi ông không giở nổi chiếc y lên từ tảng đá thì liền nói: tôi vì pháp chẳng vì y bát xin hành giả vì tôi mà khai thị.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6310)
Tương truyền Đệ nhất tổ Thiền Tông ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chuyến Đông Độ vào thế kỷ thứ Sáu. Theo Đạo Nguyên trong Bích Nham Lục, sau 9 năm diện bích, Ngài muốn trở lại Ấn Độ, Tổ triệu tập một số đệ tử thân tín để ‘thử’ tình độ tu chứng. Đối với câu trả lời của đệ tử thứ nhất Đạt Ma phê là ‘con đã đạt được ‘ lớp da’ của ta. Hai đệ tử khác được Đạt Ma phê là đã đạt được ‘xương và thịt’ của Thiền (Thiền Cốt và Thiền Nhục). Chỉ có đệ tử thứ tư im lặng không trả lời. Tổ mới khen là đã đạt được Tủy của Thiền. Tuy nhiên khi không truyền bá Thiền bằng con đường ‘bất lập văn tự’, không ai có thể đạt được ‘tủy’ của Thiền, nhiều nhất là đạt tới mức ‘Thiền Xương Thiền Thịt’ (Zen Bone and Zen Flesh). Tác phẩm này được Paul Reps và Nyogen Senzaki dịch ra tiếng Anh từ Zen Stories (London 1939) Gateless Gate (Vô Môn Quan) (LA,1934), Thập Ngưu Đồ (LA 1935), và một tác phẩm cổ viết bằng tiếng Phạn (Centering) có thể