Chết An Bình, Tái Sinh Hạnh Phúc

11 Tháng Chín 201000:00(Xem: 151687)

CHẾT AN BÌNH TÁI SINH HẠNH PHÚC
Biên soạn: Harold Talbott - Bản dịch Việt ngữ: Tuệ Pháp


 Thật tánh của sinh, tử là an bình và hạnh phúc.
 Thế giới thật sự của an bình và hạnh phúc là cõi Cực Lạc.
 Suối nguồn thật sự của cực lạc và ban phước là Vô Lượng Quang.
 Thật tâm của bạn và tôi là ánh sáng ban phước.

tulkuthondup
Tulku Thondup
chetanbinhtaisinhhanhphuc-bia-content
Hình bìa ấn bản Anh ngữ


chetanbinhtaisinhhanhphuc-bia2Giới thiệu về nội dung:

Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng, phù hợp với quy luật nhân quả. Trong khi bánh xe nghiệp vẫn không ngừng quay, ảnh hưởng của nó sau khi chúng ta chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều so với khi chúng ta còn sống.

Một số người trong chúng ta có thể lo lắng về những gì đang chờ đợi mình khi chết. Nhưng bây giờ không phải là lúc chúng ta sợ hãi và sầu bi. Đây là lúc chúng ta phải nhận chân được rằng mình có một cơ hội quý giá để chuẩn bị cho ngày trọng đại đó và chuyển hóa cuộc đời mình đúng hướng cho bây giờ và mãi mãi về sau, cho chính chúng ta và cho những người khác...


...Ngài Tulku Thondup là một cao tăng Tây Tạng nổi danh. Ngài sinh năm 1939 ở Golok, Đông Tây Tạng, và từ lúc 4 tuổi đã được công nhận là hậu thân của đại học giả Konme Khenpo. Ngài tu học tại tu viện Dodrupchen nổi tiếng, giữ chức nghi lễ sư. Năm 1958 Ngài sang tỵ nạn tại Ấn Độ rồi sau trở thành giáo sư ở các trường đại học Lucknow và Visva Bharati. Năm 1980, Ngài sang Mỹ và được mời giảng tại đại học Harvard. Hiện nay Ngài tiếp tục nghiên cứu và dịch thuật các kinh điển Tây Tạng. Ngài đã viết trên 10 tác phẩm nổi tiếng, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là The Healing Power of Mind (Năng lực Chữa lành của Tâm, đã được dịch ra 7 thứ tiếng) và Boundless Healing (Độ sinh vô biên, đã được dịch ra 12 thứ tiếng) và cuốn sách này Peaceful Death, Joyful Rebirth (Chết an bình, tái sinh hỷ lạc; Nxb Shambala Publications, 2006).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8815)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8353)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7739)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9822)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10620)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.