Muốn Giải Thoát: Hãy Tự Chữa Bệnh Tâm

01 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 37735)

MUỐN GIẢI THOÁT: HÃY TỰ CHỮA BỆNH TÂM

Nguyên tác Becoming your own therapist của Lama Yeshe
do Trung Tâm Lama Yeshe Wisdom Archive xuất bản
Vô Huệ Nguyên dịch

 Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản
 Tìm Hiểu Chính Mình Qua Phật Giáo
 Tôn Giáo: Con Đường Để Tham Vấn
 Một Cái Nhìn Thoáng Qua Về Tâm Lý Học Phật Giáo

 


 Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản

 Những bài thuyết giảng của Lạt ma Yeshe rất độc đáo. Không có ai dạy như Ngài. Nó rất thực tế, ngay lập tức, tự khởi phát, từ sâu thẳm trái tim của Ngài. Anh ngữ Ngài dùng rất thống nhất, đơn giản. Không có ai nói như Ngài. Lối diễn tả của Ngài rất sáng tạo, không chỉ bằng lời nói mà nó được phối hợp với cả con người của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể chuyển đạt tất cả những yếu tố đó trên giấy trắng mực đen bây giờ? Như chúng tôi đã nói ở một nơi nào đó, chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức mà thôi.

 Lạt ma thường tuyên bố, những lời giảng dạy của Ngài sẽ không khô cằn, không hoàn toàn giáo điều, không lý thuyết triết học nhưng nó rất thực tế, đi vào từng cuộc đời của chúng ta, dùng những phương pháp đơn giản của con người để nhìn vào bên trong và hiểu được tâm của chúng ta. Ngài luôn luôn khuyên chúng ta hãy tự tìm hiểu xem chúng ta là ai, chúng ta là cái gì. Trong những phong thái khôi hài riêng của Ngài, Ngài thách đố chúng ta có dám tự khám nghiệm, tự phê phán những dự tưởng, những ý định của chúng ta không, để từ đó chúng ta nhìn ra được thực chất của tâm chúng ta như thế nào, chúng ta đã tạo ra đau khổ và hạnh phúc như thế nào; và cũng từ đó chúng ta nhận lãnh trách nhiệm như thế nào trên tất cả những hành động của chúng ta, tốt cũng như xấu.

 Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi đề cử ba bài thuyết pháp của Ngài về những vấn đề thông thường trong Phật giáo. Đây là những bài giảng dạy hướng về những người Tây phương cách nay đã trên 20 năm. Tuy nhiên, như Ngài vẫn thường nhấn mạnh, những lời dạy của Đức Phật thì luôn luôn vượt thời gian và không gian, nó xẩy ra cách đây trên 2,500 năm nhưng nó vẫn có giá trị trong muôn đời và ngay trong ngày hôm nay. Vì thế, không có gì phải nghi ngờ về giá trị của những bài thuyết giảng này mặc dù nó đã được nói ra từ những năm 1970.

 Theo sau mỗi bài giảng là có phần giải đáp những câu hỏi. Lạt ma và thính giả luôn luôn trao đổi với nhau một cách rất chân thành từ những kinh nghiệm thực trong cuộc sống đến những ý kiến cao siêu về đạo pháp. Hầu như tất cả thính giả đều là những người lần đầu tiên được tiếp xúc với Lạt ma Tây Tạng nên họ đã hỏi tất cả những gì họ thắc mắc từ lâu. Trong mỗi lần xuất hiện, Ngài đều trả lời những câu hỏi bằng tất cả tấm lòng chân thành, vui vẻ và tâm từ bi của Ngài.

 Mặc dầu đây là những bài thuyết pháp nhưng tôi nghĩ rằng Ngài luôn luôn khuyên chúng ta nên dùng nó như là những tấm gương để chiếu soi tâm của chúng ta, hãy hiểu thấu ý nghĩa sâu xa của từng lời dạy bảo để tìm cho ra chúng ta là gì và hãy trở nên một nhà tâm lý tự chữa bệnh tâm cho chính chúng ta.

 Tôi xin cám ơn Chelyl Bentsen, Rand Engel và Wendy Cook về những lời khuyên tâm linh giá trị, cũng như Garett Brown và Jenifer Martin trong vấn đề trang trí để hoàn thành tạâp sách nhỏ này.

 Dr. Nicholas Ribush
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8770)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8310)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7701)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9780)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10586)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.