Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Của Một Ẩn Sĩ

02 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 34624)

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 Để tạ ơn
 Tất cả chúng sinh
 là cha mẹ của tôi,
 Tôi thực hành tâm linh
 ở nơi này.
 Nơi chốn này như một hang ổ
 của những dã thú hung dữ;
 Trước cảnh tượng này,
 những người khác sẽ bị kích động
 đến độ phẫn nộ.
 Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
 của những con heo và chó;
 Trước cảnh tượng này,
 những người khác sẽ phải
 xúc động đến độ nôn mửa.
 Thân thể tôi như một bộ xương;
 Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
 sẽ phải khóc than.
 Cách cư xử của tôi dường như
 cách cư xử của một kẻ điên,
 Và em gái tôi đỏ mặt
 vì xấu hổ.
 Nhưng sự tỉnh giác của tôi
 thực sự là vị Phật;
 Trước cảnh tượng này
 Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
 Mặc dù những khúc xương của tôi
 chọc thủng thịt da
 trên sàn đá lạnh lẽo này,
 tôi đã rất kiên trì.
 Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
 đã trở thành như rau tầm ma,
 nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
 vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
 Trong hang động cô tịch
 nơi hoang dã,
 Ẩn sĩ rất quen thuộc
 với cảnh cô đơn.
 Nhưng trái tim chung thủy của tôi
 chẳng bao giờ ngăn cách
 Với Đức Phật-Lạt Ma
 của Ba Thời.

 Trích từ “The Life of Milrepa”
 Translated by Lobsang P. Lhalungpa.
 

 Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

 “Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

 “Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

 Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

 “Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

 ‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

 Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

 “Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

 Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
 Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8799)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8345)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7727)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9810)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10610)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.