Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 18] - Kalu Rinpoche - Bản Dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

21 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 20080)

TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 18]
Sử dụng hữu ích đời mình
Bản Anh: Human Life: using it well
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Ngay bây giờ tôi có cuộc đời qúy báu làm người
Vì lợi ích của tất cả hữu tình và tôi
Ngày đêm tôi sẽ tu tập không xao lãng,
Nghiên cứu, chiếu soi, và thiền định về giáo pháp.
Đó là bồ tát đạo.
Togme Sangpo, “Ba mươi bảy pháp tu tập của các bồ tát”.

 

kalurinpoche2Giữa vô số đời sống khả hữu, chỉ có đời sống con người được cung cấp phẩm tính với các quan năng cho cơ hội, phương tiện hiểu biết và thực hành Chính pháp.

( Among the myriad possible lives, only human life is endowed with the faculties that allow for an understanding and practice of Dharma).

Nhưng chỉ thuần là người thì không phải luôn luôn là đủ cho tiến bộ tâm linh; giá trị của sinh làm người thì thực ra hoàn toàn thay đổi. Có ba loại đời sống con người: kém may mắn, bình thường, và qúy báu.

Đời sống con người kém may mắn là khi một người thực hiện các hành động tiêu cực - do bị ảnh hưởng các phiền não tinh thần - để từ đó tạo nên một tương lai đầy đau thương.

Đời sống bình thường hoặc tầm thường (ordinary or banal existence) , trong khi không được sử dụng cho các mục đích tiêu cực, thì cũng không đặc biệt tích cực. Đây là loại đời sống của đa số người đang tiếp diễn: không làm bất cứ gì đặc biệt tích cực hoặc tiêu cực.

Sau cuối, nói đến tái sinh làm người qúy báu: một đời sống con người nối kết với một con đường tu tập tâm linh và có một sự hướng dẫn được an lập với chánh tín trong con đường tu tập và có khả năng tu tập; tất cả những hoàn cảnh thuận lợi cho tu tập đều có đủ. Đời sống này được gọi là qúy báu bởi vì nó là căn bản cho thực chứng tâm linh. Xuyên qua nó chúng ta có thể đi tới giác ngộ, hoặc trạng thái phật. Nó qúy báu bởi vì tính cực kì hiếm có của nó-- giống như một ngôi sao giữa ban ngày. Hãy xem xét tính hiếm có của nó trong nhiều quốc gia trên hành tinh của chúng ta: những nền văn minh của đa số các quốc gia giàu mạnh không có quy hướng nào về con đường tu tập tâm linh. Hàng trăm triệu người sống trong một môi trường hoàn toàn thiếu vắng Chính pháp . Ngay cả trong những đất nước nơi Chính pháp có thể tiếp cận được, hãy nhìn thử có bao nhiêu người thực sự nghiên cứu và thực hành nó.

Hãy chú ý xem trong thành phố của chúng ta, thị trấn của chúng ta, trong những khu vực lân cận chúng ta, chỉ có ít người có hoàn cảnh đầy đủ cho tu tập: tự do, động cơ, ý hướng tâm linh để chính mình dốc lòng thực sự cho con đường tu tập. Đời sống con người quý báu này hiếm có bởi vì nó khó mà có được.

Chuyện chúng ta có một đời sống qúy báu này không phải là một chuyện ngẫu nhiên; nó là kết quả của những hành động tích cực đã thực hiện đầy đủ trên con đường tu tập bởi đức hạnh, từ bi và đại bi.

Tất cả những hành động này đã để lại những tập khí nghiệp đưa chúng ta đến tình trạng hiện nay mà chúng ta đã được sinh vào: được cung cấp phẩm tính của đời sống con người qúy báu. Trong các bạn, có các bạn có tín thành trong Chính pháp và có các bạn khác muốn tìm hiểu hoặc có cảm tình. Hoàn toàn do phẩm tính đó, bạn sở hữu một tái sinh làm người qúy báu.

Trong quá khứ, chúng ta đã sinh ra và tái sinh số lần không thể tính đếm được trong sinh tử tương tục. Ngay giờ đây chúng ta có một tái sinh làm người qúy báu. Nếu chúng ta không dốc lòng thực hành Chính pháp, thì đây là một sự mất mát to lớn hơn cả trường hợp một người nghèo khổ không thâu nhận một báu vật khi người ấy tình cờ tìm thấy. Nói một cách rốt ráo, chúng ta sẽ tiếp tục sai lầm một cách vô hạn định trong sinh tử tương tục. Nếu chúng ta biết sử dụng đời sống này, nó có thể là điểm khởi hành cho sự giải thoát của chúng ta.

Chúng ta đang ở ngã ba đường: một ngả đi lên những cõi cao hơn và tự do; một ngả khác đi xuống những cõi thấp kém hơn. Chúng ta có sự chọn lựa đi vào con đường lên cao hoặc con đường xuống thấp. Để sử dụng đời sống con người qúy báu này trong vai trò một trợ giúp đối với tu tập Chính Pháp và giải thoát là cho nó một ý nghĩa thực hữu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9198)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18097)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12114)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15533)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.