Mở Đầu : Lời Khuyên Chung Cho Tất Cả Mọi Người

21 Tháng Tám 201000:00(Xem: 30150)

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
Thực hiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyển ngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyển ngữ Pháp Việt: Hoang Phong Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2009

Lời khuyên chung cho tất cả mọi người

Tất cả chúng ta đều không cần phải suy nghĩ thật sâu xa để thấy rằng mọi sinh linh đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc và khước bỏ khổ đau. Ta không thể tìm thấy bất cứ một loài sâu bọ nào lại không biết tìm đủ cách để trốn tránh khổ đau và tìm kiếm an toàn. Con người có thể làm hơn như thế nhiều nhờ vào khả năng biết suy nghĩ. Lời khuyên đầu tiên của tôi là hãy dùng cái khả năng biết suy nghĩ ấy để làm một cái gì ích lợi.

Lạc thú và khổ đau dựa trên sự cảm nhận của các cơ quan giác cảm và sự thoả mãn nội tâm. Đối với chúng ta thì sự thoả mãn nội tâm quan trọng hơn nhiều. Đấy là gia sản riêng của con người. Súc vật, trừ một vài trường hợp, không đủ khả năng làm được việc ấy.

Đặc tính của sự thoả mãn nội tâm chính là sự an bình. Nó bắt nguồn từ sự hào phóng, lương thiện và những gì mà tôi gọi là cách ăn ở đạo đức, có nghĩa là biết kính trọng quyền được hạnh phúc của người khác. 

Một phần lớn khổ đau phát sinh chỉ vì ta có quá nhiều điều để suy nghĩ. Suy nghĩ nhiều nhưng ta lại không suy nghĩ một cách lành mạnh. Ta chỉ quan tâm đến những thoả mãn nhất thời, không chú trọng đến những lợi ích và khó khăn sẽ gây ra cho chính mình và cho người khác trong lâu dài. Tóm lại, thái độ ấy luôn luôn quay ngược để gây thiệt hại cho chính mình. Thật là chắc chắn, chỉ cần đơn giản thay đổi cách nhìn đối với mọi sự vật là ta có thể làm vơi đi những khó khăn trong hiện tại và tránh không tạo thêm những khó khăn mới trong tương lai.

Một số khổ đau, chẳng hạn như sự sinh, bịnh tật, già nua và cái chết không thể nào tránh khỏi. Chỉ có một việc duy nhất mà ta có thể làm được, ấy là tìm cách làm giảm bớt sự sợ hãi do những thứ ấy gây ra. Tuy nhiên không biết bao nhiêu khó khăn trên thế gian này, từ những bất hoà trong gia đình cho đến những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, đều có thể tránh được nếu cứ thật lòng mà chọn lấy cho mình một cách cư xử lành mạnh. Nếu ta không biết suy nghĩ một cách chín chắn, hoặc cái nhìn của ta quá ngắn hạn, hoặc các phương pháp của ta thiếu chiều sâu, hay ta không biết cảm nhận mọi sự vật với một tâm thức cởi mở và thư giãn, thì nhất định ta sẽ biến những gì thật nhỏ nhặt lúc ban đầu thành những khó khăn trọng đại. Nói một cách khác, ta tự đặt ra một số thật lớn những khổ đau cho chính mình. Đấy là những lời tôi muốn nói trong phần mở đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8837)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8381)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7767)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9835)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10660)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.