Phụ Lục Thơ Milarepa

13 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9744)
PHỤ LỤC

THƠ MILAREPA

Trong ngày thiền định thứ hai ở Linba Draug; một bà thần cốc, Draug Srin Mo, hiện ra quấy phá Milarepa. Sau một vài lời đe dọa và trao đổi ý kiến, bà thần cốc này đã tôn Milarepa làm thầy và xin qui y, cảm hứng sự qui y của bà, Milarepa liền hát bài ca này.
 
 

 Đại chân thật
 

 Hỡi Phật tổ
 Hỡi thầy tôn kính Marpa
 Con kính lạy dưới chân Ngài.

 Ta không phải một ca sĩ
 Nhưng vì ngươi, hỡi loài yêu tinh
 Hôm nay ta hát cho ngươi
 Bài ca “Đại Chân Thật”.

 Sấm sét, tia sáng và những đám mây
 Đang diễn ra trong bầu trời
 Lóe lên rồi lịm tắt (trong bầu trời).

 Cầu vồng, sương mù và hơi nước
 Đang khởi lên trong bầu trời
 Rồi tan biến đi.

 Mật ngọt, cây trái và ngũ cốc
 Từ đất mà sinh ra
 Rồi lại trở về đất.

 Hoa lá và rừng rậm
 Mọc lên từ đất
 Cũng lại trở về đất.

 Những làn sóng biển và những ngọn thủy triều
 Nhấp nhô trong đại dương
 Rồi lại tĩnh lặng như nước.
 Những ý tưởng, những bám víu và những tham vọng
 Chúng khởi phát ra từ A Lại Da Thức
 Bùng lên rồi lại về đó.

 Tự tỉnh thức, lòng tự hào và sự giải thoát
 Chúng xuất hiện từ bản tính của tâm
 Khuấy động lên rồi lại trở về tâm.

 Cái gì không khởi phát ra
 không dập tắt đi
 Và không được diễn tả
 Cái đó được phát xuất từ Pháp Tính
 Tất cả lại trở về Pháp Tính.
 
 Những ảo tưởng, những ảo giác và những huyễn hoặc
 Tất cả đều là sản phẩm của Yoga
 Chúng xuất hiện rồi lại trở về đó.

 Kẻ nào vướng mắc trong huyễn ảo
 Kẻ đó lầm lẫn trong thiền định.

 Nếu ngươi biết chúng không là chướng ngại
 Mà chỉ là sự thị hiện
 Của tâm rỗng lặng
 Thì ngươi đã bị phỉnh lừa trong thiền định.
 Đó là căn nguyên của tất cả lầm lạc
 Tất cả đều xuất hiện trong tâm.

 Kẻ nào phát hiện được tông tích của tâm
 Sẽ thần cảm được điều không đến và không đi.

 Hãy quan sát tính thể của các sắc
 Ngươi sẽ hiểu được
 Chúng là huyễn ảo của tâm
 Lúc đó ngươi sẽ thấu triệt được cả Không và Sắc.
 Lại nữa,
 Thiền định là một ảo nghĩ
 Không thiền định cũng là một ảo tưởng
 Chúng giống nhau cho dù ngươi thiền hay không thiền.
 
 Trí phân biệt là mầm mống của mọi sai lầm
 Trong tất cả chẳng có gì là tất cả
 Trong quan điểm chẳng có gì là quan điểm
 Đó là tính thể của tâm.

 Lời dạy bảo về quán sát Pháp Tính
 Là nhìn thấu xuất vào không gian.
 Draug Srin Mo, ngươi hãy nhìn qua bờ bên kia của ý tưởng
 Mà đi vào cõi tịch liêu của thiền định
 Ngươi hãy hành động tự nhiên
 Hãy để tự khởi phát
 Như ý thức của nguyên lý.

 Bên ngoài ngôn ngữ là sự thành đạt
 Tự do bên ngoài hy vọng và sợ hãi
 Ta không có thì giờ để hát cho vui
 Và đùa nghịch lời vô nghĩa.
 Hãy trôi chảy theo Pháp
 Đừng hỏi và nêu nhiều ý kiến
 Hãy ngồi thoải mái
 Và tĩnh lặng an nhiên !!!

 Đây là những lời khùng điên
 Ta ca hát như lời ngươi cầu khẩn
 Nhưng nếu ngươi chân thành thực hành chúng
 Niềm Đại An Lạc sẽ đến với ngươi
 Khi khổ đau và đói khát.

 Hãy chia sẻ và giúp đỡ
 Những người đến với ngươi.

 Milarepa
 Vô Huệ Nguyên dịch

 
 
 





NĂNG LỰC TRÍ TUỆ
Nguyên tác Wisdom Energy của Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche
Do Wisdom Publications xuất bản.
Vô Huệ Nguyên dịch theo ấn bản lần thứ 25.
Email: vohuenguyen@yahoo.com
 
 
 
 
 

XIN HỒI HƯỚNG TẤT CẢ CÔNG ĐỨC ĐẾN MUÔN VÀN CHÚNG SINH TRONG MƯỜI PHƯƠNG PHẬT VÀ MƯỜI PHƯƠNG BỒ TÁT, CON KHÔNG GIỮ LẠI MỘT CHÚT GÌ CHO RIÊNG CON.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9203)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18100)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12118)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15542)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.