Chương I Những Lợi Lạc Của Bồ Đề Tâm

13 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 28227)
Chương I
Những Lợi Lạc 
Của Bồ Đề Tâm

1 - 4 .

Kính lễ Phật - Pháp thân thường tại ,
Kính lễ hiền thánh trải mười phương .
Con nay ghi lại lời vàng ,
Luật nghi Phật ch
ế cho hàng xuất gia .
Vụng về dệt mấy vần thơ ,
Chỉ mong mình khỏi phai mờ tín tâm .
Phúc thay ta được thân nhân loại ,
Hãy dùng thân tự lợi , lợi tha .
Dịp này nếu để luống qua ,
Thì khi chết đến biết là về đâu .

5. 

Như làn chớp loáng qua mau ,
Chiếu soi vạn vật giữa mầu đêm đen .
Thế gian nhờ đấng Chí tôn ,
Pháp lành hi hữu vô ngần hiện ra .

6. 

Căn lành ở trong ta thường yếu ,
Ác nghiệp thì công hiệu xiết bao .
Bồ đề tâm chẳng nương theo ,
Không sao thắng nổi quá nhiều chướng duyên .

7. 

Ba đời chư Phật chứng minh ,
Bồ đề tâm ấy thực lành lợi thay .
Hữu tình vô lượng nhờ đây ,
Mà mau được hạnh phúc tày non cao .

8. 

Ai muốn dứt khổ sầu cõi tạm ,
Muốn được nhiều vô hạn niềm vui .
Muốn mong cứu giúp mọi người ,
Đừng bao giờ để buông lơi tâm này .

9. 

Chúng sinh trong cõi luân hồi ,
Bồ đề tâm ấy tạm thời khởi lên ,
Tức thì tất cả nhân thiên ,
Gọi là con Phật rất nên nể vì .

10. 

Như hóa chất để xi vàng khối ,
Bồ đề tâm chuyển đổi thân dơ .
Sinh từ máu huyết mẹ cha ,
Ra thân Phật thật một tòa kim cương .

11. 

Đạo sư trí tuệ vô ngần ,
Xem tôn quý nhất là tâm bồ đề .
Ai người muốn thoát sông mê ,
Hãy nên giữ vững bồ đề tâm kia .

12. 

Hạnh lành khác chỉ như cây chuối ,
Cho quả xong tàn lụi héo hon .
Cây Bồ đề vẫn xanh luôn ,
Không ngưng kết trái đơm bông cõi đời .

13. 

Như người phạm tội tơi bời ,
Nhờ nương dũng sĩ tức thời được an .
Kẻ cầu thoát khỏi nguy nan ,
Sao không sớm liệu nương tâm bồ đề .

14. 

Như ngọn lửa ở thời kiếp hoại ,
Trong phút giây thiêu cháy tội khiên .
Công đức tâm ấy vô biên ,
Được ngài Di lặc dạy khuyên Thiện Tài .

15. 

Tóm thâu hai loại sau đây ,
Cũng từ một họ Bồ đề tâm ta .
Một là Tâm nguyện tỉnh ra ,
Hai là Tâm hạnh gắng mà làm theo .

16. 

Bậc hiền trí hiểu sâu hai thứ ,
Chỗ khác nhau giữa muốn và làm .
Như du hành mới phát tâm ,
Khác xa với việc dấn thân trên đường .

17.

Trong vòng sinh tử nhiễu nhương ,
Nguyện Bồ đề đủ đem đường yên vui .
Nhưng kho công đức bời bời ,
Là Bồ đề hạnh nơi người phát tâm .

18. 

Và với kẻ trong tâm nắm vững ,
Hạnh bồ đề thề chẳng thối lui .
Mong sao cứu vớt muôn loài ,
Chúng sinh thoát khỏi cảnh đời trầm luân .

19.

Kể từ khi phát đại tâm ,
Dù khi đang ngủ hoặc không nghĩ gì .
Thiện căn tiếp tục tràn trề ,
Như hư không nọ chẳng hề sút sa .

20.

Đức Phật vì xót xa kẻ dại ,
Ham dừng chân ở tại Tiểu thừa .
Bản kinh Diệu Tý hỏi thưa ,
Nói nhiều công đức kẻ vừa phát tâm .

21. 

Dù khi thấy một chúng sinh ,
Gặp cơn đau nhức không đành làm ngơ .
Tâm nhiêu ích ấy còn dư ,
Phúc lành cho kẻ tâm từ bủa lan .

22. 

Huống hồ kẻ phát tâm quảng đại ,
Mong xua tan vạn loại khổ sầu 
Mong đem hạnh phúc thanh cao ,
Cho vô lượng chúng sinh nào trầm luân .

23. 

Có ai , cha mẹ , chư thiên ,
Phạm thiên cõi dục ai nguyền phát tâm .
Lớn lao quảng đại nào bằng ,
Bồ đề tâm nguyện của hàng sơ cơ ? .

24. 

Người ta chẳng bao giờ mơ tưởng ,
Tâm bồ đề dù hướng bản thân .
Huống là hướng đến tha nhân ,
Mà mong phát nổi chân tâm thượng thừa .

 25. 

Chỉ vì một bản thân ta ,
Còn chưa phát được huống là vì ai .
Phát tâm lợi ích muôn loài ,
Là tâm tôn quý muôn đời hiếm khan .

26. 

Như ngọc báu trần gian không khác ,
Bồ đề tâm an lạc cho đời .
Thuốc mầu đau khổ nhẹ vơi ,
Cỗi nguồn hạnh phúc không lời nào đo .

27. 

Nghĩ lành cho chúng sinh thôi ,
Còn hơn lễ lạy Như Lai pháp tòa .
Nói gì công đức bao la ,
Mang cho tất cả muôn nhà niềm vui .

28. 

Ai cũng muốn xa rời khổ não ,
Tại sao mà khổ não càng tăng .
Muốn mình hạnh phúc an khương ,
Ngu si tự phá phước dường cừu nhân .

29. 

Với người không chút bình an ,
Trong tâm chất chứa miên man khổ sầu .
Bồ đề tâm ngọc báu mầu ,
Xua tan thống khổ rạt rào vui dâng . 

30. 

Lại xóa tan mê lầm bao nỗi ,
Hạnh lành nào sánh với tâm đây .
Bạn hiền nhân thế nào tày ,
Bồ đề công đức lành thay ai bì .

31. 

Kẻ nào đền đáp ân nghì ,
Còn nên khen ngợi chỉ vì nhớ ơn .
Huống gì Bồ tát gia ân ,
Với niềm vui suớng chẳng cần chờ xin .

32. 

Thế gian kính hiền nhân những kẻ ,
Một đôi lần san sẻ thức ăn .
Cho người thiếu thốn cơ bần ,
Thỏa cơn bỉ cực chút phần nào thôi .

33.

 Huống chi Bồ tát suốt đời ,
Đem nguồn phúc lạc Như Lai trọn lành .
Trút cho vô lượng quần sanh ,
Nhờ đây thỏa được muôn nghìn ước ao .

34. 

Phật từng dạy kẻ nào nghĩ quấy ,
Về một người như vậy ân nhân .
Sẽ sa địa ngục muôn lần ,
Bao nhiêu nghĩ bấy nhiêu phân đọa đày .

35. 

Một lời ca tụng lành thay ,
Gặt nên quả phúc gấp hai ba lần .
Hiền nhân dù gặp khó khăn ,
Không sinh lầm lỗi còn tăng hạnh lành .

36. 

Ai người phát đại tâm trân quý ,
Cho tôi xin kính lễ chân thành .
Cho vui đến kẻ hại mình ,
Tôi xin quy kỉnh suối lành Từ Bi .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9259)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18213)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12166)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15623)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.