Chương Ii Chính Văn

10 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 8844)
CHƯƠNG II CHÍNH VĂN:

Pháp tu “Quán Tưởng Thiền Định
Cho Tất Cả Chúng Sinh
Trong Suốt Cõi Không Gian”
Quán Âm Quán Tưởng này được
Truyền thừa trực tiếp bởi
Đạo Sư Thánh Tăng Tangtong Gyalbo.


(1) – QUY Y

(Quy y Phật, Pháp và Thánh Tăng
Cho đến khi con thành chánh giác.
Nguyện các công đức con tạo được
Như Bố thí, Trì giới vân vân...
Khiến con thành Phật để độ sinh).
 

(2) – Chúng con, chúng sanh...đầy hư khôngg
Đảnh đầu đều có hoa sen trắng
Và vầng trăng, hiện mật từ HRÌH (đọc là PHI)
Đấng Chí Tôn Thánh Giả Quán Thế Âm
Khiết bạch quang minh rực năm màu
Mỉm cười bi mẫn nhìn sanh chúng
(Ngài có bốn tay thật nhiệm mầu)

Hai tay trong bốn, trên chắp lại
Hai tay phía dưới của Ngài cầm
Đóa hoa sen trắng, chuỗi pha lê
Lụa, châu trang sức nghiêm Thánh thể
Choàng ngực da nai, đội bảo quan
Trên mão có Phật A Di Đà
Đang ngồi trong thế già phu tọa (Kim Cang)
Vầng nguyệt sau lưng thanh tịnh soi
Ngài là Chơn tánh, là Diệu thể
Tất cả nương về để quy y.
 

(3) – Hãy quán tưởng, tưởng tượng rằng mình và tất cả chúng sinh đều cùng nhau khẩn nguyện tụng kinh:

Nay con đảnh lễ Quán Thế Âm
Bậc thánh hoàn toàn không khuyết vọng
Thân báu thanh tịnh suốt một màu
Đỉnh đầu nghiêm sức Viên Mãn Phật
Bi mẫn từ tâm nhìn chúng sanh

(Tụng 3 hoặc 7 lần, tụng càng nhiều càng tốt)
 

(4) – Rốt ráo như thế nhất tâm cầu
Bậc thánh thân báu chiếu quang huy
Tận trừ vọng tưởng và nghiệp chướng
Ngoại cảnh biến thành Cực Lạc Ban
Chúng sanh thân khẩu ý ba nghiệp
Đều thành Thân Khẩu Ý Quán Âm
Thinh, sắc, pháp, trần, thảy thành không
Tất cả chỉ là vô phân biệt.

[Đang khi quán tưởng như thế nên tụng lục Tự Chơn Ngôn: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Mani Padme Hùm)]
 

(5) – Xong, hành giả hãy nhập vào Phản Quang Tự Tánh vô niệm tức là không có ý niệm gì cả trong bất cứ ba vòng luân khởi nào (Tam Luân) (không có tác giả, thọ giả và sở tác nghiệp)

(6) – Đứng Dậy:

Sắc tướng của con và mọi người
Hiện là thánh thể của Quán Âm
Tất cả âm thanh đều biến thành
Âm điệu của Chú Lục Tự Minh
Tư tưởng của con và mọi người
Hiện là trung tâm của Đại Trí
Xin nguyện từ nơi công đức này
Con được chóng thành Quán Thế Âm
Độ khắp chúng sanh không phân biệt
Thẳng vào cảnh giới của Chân Như
 

(Nguyện đem công đức này,
hướng về khắp tất cả,
đệ tử và chúng sanh
đều trọn thành giác đạo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8772)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8313)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7706)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9785)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10591)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.