Lời Tựa

19 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10517)

ÁNH SÁNG Á CHÂU - THE LIGHT OF ASIA
Tác giả: Sir Edwin Arnold - Pháp dịch: L. Sorg - Việt dịch: Đoàn Trung Còn
Phật học Tùng thơ 24, Sài Gòn 1965, In lần nhứt
Bản vi tính, sưu tầm và hiệu đính: Nguyên Định , Mùa Vu-Lan 2006, PL 2550

Lời Tựa

Quyển Ánh Sáng Á Châu này tức là chuyện kể đời của Phật Thích Ca bằng văn thi, bản chánh soạn bằng Anh ngữ, do công phu của nhà văn hào người Anh tên là Sir Edwin Arnold sáng tác bằng văn vần một cách thanh nhã và đoan trang. Ông Léon Sorg dịch ra Pháp văn nhan đề " La lumière de l'Asie". Nay tôi nương theo quyển Pháp văn mà dịch ra Việt văn, nhan đề "Ánh sáng Á Châu". Mặc dầu dịch ra văn vần thì rất khó khăn và phải phí rất nhiều thời gian, nhưng tôi cũng cố gắng phiên dịch bằng thi thượng lục hạ bát, mong rằng với thể văn ấy, bạn đọc cũng như tôi, chúng ta ắt dễ cảm hóa để hấp thụ Giáo lý thanh cao, Triết học thâm thúy, Siêu hình tinh vi mà các nhà tôn giáo, văn hóa, triết học và khoa học Âu Mỹ đời nay đều công nhận một cách kính phục .

Thật vậy, Đức Phật Thích Ca có sống đời cách nay hai ngàn rưỡi năm. Tuy là hàng Vương giả sang trọng, nhưng ngài hòa mình vào các tầng lớp nhân dân, nhứt là ngài thường đoái tưởng tới hạng bình dân, tới hạng nghèo hèn, chia bát cơm manh áo do họ thân tặng, uống chén nước bát sữa do bàn tay lem luốc của họ kính dâng . Nhân các dịp gần gủi thân mật ấy, Ngài đem lý từ hòa, hỷ xả mà giáo hóa họ, đem lẽ tiến hóa mà cảm thông họ. Nhờ vậy, vào thời buổi ấy, ở Ấn độ, người ta sống một đời sống rất hạnh phúc, kẻ lê thứ thì kính mến nhà trí thức, nhà tôn giáo, nhà cai trị, nhà quân quyền. Còn kẻ bề trên nhờ hấp thụ Phật lý mà đem lòng thương tưởng lê dân, cộng tác với Phật trong việc thanh bình đất nước: người người trở nên hòa lạc, thân ái từ tâm tư đến ngôn ngữ và hành vi vậy.

Chẳng những riêng đối với loài người trong các giai cấp, mà đối với hạng thú cầm sống trong cảnh đọa lạc hoặc trong cảnh kém tiến hóa, đối với các linh hồn bị trừng phạt nơi cảnh thấp vì đã lỡ lạc lầm, cùng đối với các Thần Tiên đương hưởng phước ở cảnh cao nhờ trước đã sống đời một cách phước thiện, Đức Phật cũng hằng tiếp xúc với họ để an ủi họ hoặc để nâng chí họ trên đường tiến tu tiến đức.

Khi xem qua quyển sách nầy, quí bạn sẽ thấy rằng Giáo lý của Phật không phải là mê tín, không phải là dị đoan. Mà là một nền Đạo đầy đủ, đáng tôn, đáng kính, thuần lương, ôn hòa, rất hợp với tư tưởng của đa số các nhà trí thức ngàn đời. Trong đó, có chứa thuyết trung-dung, lẽ luân thường của Khổng Tử, lý vô vi thanh tịnh của Lão Tử, lẽ huyền bí, tín ngưỡng và giải thoát của Gia Tô, lý tu thân chỉnh tâm của các nhà triết học Hy lạp, nhứt là những lẽ cao siêu về sinh vật, về vũ trụ, mà các nhà khoa học gần đây đều công nhận và các nhà khoa học hiện nay đương tìm tòi thêm ra để biện minh cho rành rẽ.

Vả lại, quyển " Ánh Sáng Á Châu " nầy có cái đặc sắc là không thần quyền hóa đức Phật, không đề cao địa vị thánh thần của Ngài, mà đặt Ngài vào vị trí một Người, cùng cảm những mối cảm của nhân gian, nhưng biết kiềm chế các mối cảm ấy để thoát ly khỏi lãnh vực cảm xúc, trìu mến mà trở nên tự tại, giải thoát và giải thoát cho đời.

Như lúc Thái tử sắp bước ra khỏi thâm cung, bấy giờ người vợ hiền đang ngủ yên, thì có mấy câu: 
Ngài rằng: "Nệm ấm chăn tơ, 
Trượng phu thôi chẳng bao giờ nằm đây! » 
Ba lần Ngài cất bước đi,
Ba lần trở lại, ấy vì Da-Du...

Trước khi thót lên ngựa để ra khỏi hoàng thành, trước khi rời kinh đô Ca-tỳ-la-vệ để lên non tu luyện, thì có những câu:
Thương cha, mến vợ rất sâu,
Còn hơn yêu chỗ vui cầu của ta,
Nhưng nay đành phải lìa xa,
Tầm phương cứu vợ, cứu cha, cứu đời.

Và sau khi thành Đạo, sau khi thành Phật đã nhiều năm, bấy giờ Ngài trở về kinh thành Ca-tỳ-la-vệ mà hóa độ thân nhơn, thì có những câu: 

Ngài đà nguyện dứt tình nồng,
Không còn đụng chạm thịt hồng nữ nhơn.
Tại sao lúc nọ đứng gần,
Để cho vợ cũ ân cần ôm hôn?
Ngài rằng: Quảng đại tâm hồn
Cũng còn luyến ái như phồn nhỏ nhen.
Mặc dầu cao nhã đáng khen,
Chớ đem Giải thoát làm phiền người ta.

Vậy mong rằng các bạn đem lòng bình thản, lòng an nhiên, lòng thanh tịnh, lòng kính tín mà xem đi xem lại quyển sách này, ắt sẽ được vững tâm trên con đường Đạo lý, sẽ vững chí để lần bước theo gót các trang Hiền Thánh ngàn xưa mà người đời hằng tôn kính vậy.

Sài Gòn, tháng năm dương lịch 1965

Phật tử ĐOÀN TRUNG CÒN 

This uplifting poem has always been one for our favourites, so it's lovely to see this new and well-bound edition. Though written more than a hundred years ago, it still retains the power to move us in a way that no prose rendering of the life of the Buddha can. Its vivid, jewelled language makes us see the eagle wheeling in the sky, the snake beneath the rock,the moonlight shining on the floor while all in the palace sleep. The spreading branches of the Tree of Wisdom...And we cannot but admire the courage, determination and self-sacrifice of the Indian price who, out of compassion, left his palace to find a remedy for the sufferings of the world.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7319)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7160)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6791)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5438)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8327)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6814)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14438)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn