Cận Cảnh Đại Phật Tượng Đá Lớn Nhất Đông Nam Á

23 Tháng Chín 201000:00(Xem: 52620)

Cận cảnh
ĐẠI PHẬT TƯỢNG ĐÁ LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á

Trường Sơn

Công trình Đại Phật tượng A-di-đà với chiều cao 27m, nặng 3.000 tấn đặt trên núi Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) đã chính thức trở thành một kỳ quan mới trên quê hương các vua Lý, đúng dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đại Phật tượng được xây dựng theo nguyên mẫu pho tượng A-di-đà, một bảo vật quốc gia, được làm bằng đá có từ thời Lý.

Đại Phật tượng được đặt ở độ cao 108m so với mặt nước biển đồng thời cũng là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.


Lễ khai quang công trình Đại Phật tượng trên núi Phật Tích và Lễ gắn biển khánh thành công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, sẽ chính thức được tổ chức vào đêm 25.9 và sáng 26.9 tại Chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Toàn bộ công trình tu bổ tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa chùa Phật Tích ước tính vào khoảng 180 tỉ đồng, trong đó Nhà nước đầu tư khoảng 75 tỉ đồng, phần còn lại do sự tham gia công đức của các doanh nghiệp, phật tử trong cả nước.


Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam.

Để hoàn thành công trình, hàng trăm người thợ làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) đã phải thi công mất 4 năm trong điều kiện khó khăn trên núi.

Yêu cầu đặc biệt của công trình là phải đảm bảo giữ nguyên trạng núi và môi trường, không được phá cây, bởi vậy, phải sử dụng đường ray để vận chuyển những khối đá hàng chục tấn lên đỉnh núi. Đây cũng là một kỳ công của những người thợ.

Ý tưởng về Đại Phật tượng do Đại đức Thích Đức Thiện trụ trì chùa Phật Tích và ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ tập đoàn phát triển đô thị Kinh Bắc, hình thành từ năm 2006. Sau đó công trình được khởi công xây dựng từ tháng 2.2007.

Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và là di tích tiêu biểu nhất chứa đựng các giá trị văn hóa, mỹ thuật điêu khắc thời Lý. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang tính đặc trưng phong cách của nền mỹ thuật thời Lý.

Xin giới thiệu một số hình ảnh về công trình đặc biệt này.

01-_tuong_adida_nguyen_ban_jpg
Nguyên mẫu pho tượng A-di-đà, bảo vật quốc gia, được làm bằng đá có từ thời Lý (1009 - 1225)

02-_dai_phat_tuong_nhin_tu_xa_jpg
Từ xa hàng chục cây số, người ta đã có thể nhìn thấy Đại Phật tượng nổi bật trên đỉnh núi Phật Tích

03_-_dai_phat_tuong__jpg
Đại Phật tượng tọa lạc ở độ cao 108m so với mặt nước biển

04_-_dai_phat_tuong_tu_xa_jpg
Với chiều cao 27m, tính cả chân đế, đây là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á

05-_he_thong_may_moc_phuc_vu_cho_viec_xay_dung_dai_phat_tuong_jpg
Hệ thống máy móc phục vụ cho việc xây dựng Đại phật tượng trên núi Phật Tích

06_-_mau_tuong_dap_bang_thach_cao_va_dai_phat_tuong_jpg
Mẫu tượng bên cạnh Đại Phật tượng đã được hoàn thành

07_-_dai_phat_tuong_jpg
Đại Phật tượng được đặt trên núi Phật Tích với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ

08_-_dai_phat_tuong_jpg
Núi Phật Tích được coi là ngọn núi thiêng, núi Phật, đánh dấu nơi đầu tiên phát tích đạo Phật ở Việt Nam

09_-_dai_phat_tuong_jpg
Cận cảnh Đại Phật tượng

10_-_quang_canh_nhin_tu_nui_phat_tich_jpg
Quang cảnh huyện Tiên Du nhìn từ núi Phật Tích

Bài, ảnh: Trường Sơn (TNO)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6895)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6024)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5792)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5193)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5178)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4949)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4961)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.