Từ Đàm Quê Hương Tôi

21 Tháng Năm 201300:00(Xem: 8431)

TỪ ĐÀM QUÊ HƯƠNG TÔI
Tình Em Biển Rộng Sông Dài *
Viết để tưởng nhớ người anh trong GĐPT và nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt)


vangiang_thongdatTuần trước nhà văn và hoạ sỹ Trần Thị Lai Hồng có chuyển tin về nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt) tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương vừa qua đời bên Úc, từ tấm bé chúng tôi có nghe bài này rất nhiều lần. Rồi chị cả Tâm Minh Vương Thuý Nga cho biết nhạc sỹ Văn Giảng và vợ cũng đã từng sinh hoạt trong tổ chức GĐPT (trong đoàn của chị Hoàng Thị Kim Cúc) và có pháp danh Nguyên Thông để viết nhạc. Nhưng mãi khi đọc lời chia buồn của anh Trần Trung Đạo trên facebook, mới biết nhạc sĩ Văn Giảng cũng là tác giả bài nhạc Từ Đàm Quê Hương Tôi, một bài hát mà chúng tôi những người huynh trưởng hoặc đoàn sinh GĐPT ai cũng biết. 

Từ Đàm Quê Hương Tôi
Tác giả: Nguyên Thông

Quê hương tôi miền Trung 
Sớm hôm chuông chùa nhẹ rung 
Tiếng muôn đời hồn tổ tiên kiêu hùng 
Ôi uy nghiêm bóng chùa Từ Đàm 
Nơi yêu thương phát nguồn đạo vàng 
Qua bao dông tố chùa Từ Đàm tôi vẫn còn 

Quê hương tôi là đây 
Sớm hôm hương trầm nhẹ bay 
Vấn vương lời kinh chiều nay vơi đầy 
Ôi thân yêu bóng chùa Từ Đàm 
Nơi Bắc Nam nối liền một nhà 
Tay trong tay quyết vì loài người đời lầm than 

Bóng ai, từng đêm, đêm về 
Còn nhớ thuở nào đây 
Câu thề cùng ước nguyện cứu đời 

Tiếng ai, chiều nay u hoài 
Trầm lắng vọng về theo 
Câu thề nguyện hiến mình cho đời 

Ai đi qua miền Trung 
Khoan khoan ơi người dừng chân 
Lắng nghe về đây hồn ai u hoài 
Ôi anh linh bóng chùa Từ Đàm 
Ôi nơi đây nắng chiều dịu dàng 
Ai hy sinh cứu đời phũ phàng, Từ Đàm ơi!

Hãy lắng nghe nhà thơ Trần Trung Đạo tâm sự:

"Tôi có một ước mơ nho nhỏ. Mai mốt khi trở về, tôi sẽ đi thăm chùa Từ Đàm. Tôi sẽ ngồi trong yên lặng trên thềm chùa, để lắng nghe từ trong lời kinh, từ trong tiếng chuông ngân, từ trong lòng đất, những lời nhắc nhở, những lời dặn dò, những tiếng chân của bao bậc tôn sư và các anh chị trưởng đang vang vọng lại trong tâm hồn tôi.

Tương tự, tôi cũng tin sẽ có một ngày, các em, các cháu đoàn viên Gia Đình Phật Tử, vừa mới sinh ra, sẽ sinh ra và lớn lên trên nước Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc …. cũng trở về. Các em lại như tôi, ngồi bên bậc thềm chùa Từ Đàm và nói với nhau bằng tiếng Việt Nam không dấu 'Tại đây, chính từ nơi này, một trăm năm trước, hai trăm năm trước, ba trăm năm trước, có những người huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam với những chiếc áo lam giống như chúng ta và phương châm Bi Trí Dũng giống như chúng ta, đã bắt đầu hành trình đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành những Phật Tử chân chánh và góp phần vào việc cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo, nhờ thế mà có chúng ta.' Và trong số các em, thế nào chẳng có em sẽ khe khẻ hát Quê hương tôi là đây….”.

Nghe và hát Từ Đàm Quê Hương Tôi nhưng tôi chưa bao giờ thắc mắc hay đi tìm hỏi tác giả Nguyên Thông của bài hát là ai, mãi đến hôm nay, khi tác giả qua đời. Người viết bản nhạc là nhạc sĩ Văn Giảng. Ông cũng là tác giả của tình ca nỗi tiếng Ai Về Sông Tương viết vào năm 1949. 

Ai có về bên bến sông Tương
Nhắn người duyên dáng tôi thương
Bao ngày ôm mối tơ vương
Tháng với ngày mơ nhuốm đau thương
Tâm hồn mơ bóng em luôn
Mong vài lời em ngập hương...

Và một bài hát mà không một người lính Việt Nam Cộng Hòa Nào mà không biết, đó là bài Lục Quân Việt Nam.

Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang
Đi đi đi, lời thề nguyền, tung gươm thiêng, thi gan trai
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi…"

Thêm vào đó, đọc bài ‘Giấc mơ ở hai đầu biển rộng' của anh Uyên Nguyên mới biết, nhạc sỹ cũng là tác giả một bài hát bất hủ khác: "Tình Em Biển Rộng Sông Dài" mà chúng tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần từ khi còn nhỏ cho mãi đến bây giờ.

Hãy nghe Uyên Nguyên kể: 

"Đêm choàng trở giấc mơ ở hai đầu biển rộng, tôi thấy sông và cây cầu tương tư trong nhạc của Văn Giảng chỉ là một, là nỗi khát khao Việt Nam hòa bình, giục dã, ngân dài:"

Hòa bình ơi,
Tình yêu em như sông biển rộng.
Tình yêu em như lúa ngoài đồng.
Tình yêu em tát cạn biển đông.

Hòa Bình ơi, ơi hòa bình ơi
Sao em nỡ lòng kẻ đợi người trông.
Sao em nỡ lòng lúa khô ngoài đồng.
Sao em nỡ lòng.

Người về đây xin may áo cuới
Tặng người yêu vui trong lúa mới.
Tôi đón em đi về. Tôi đón em đi về.
Xây dựng lại tình quê.

Hòa bình ơi, chờ trông nhau như con chờ mẹ
Chờ trông nhau như gió mùa hè
Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê
Hòa bình ơi, ơi hòa bình ơi
Ba muơi tuổi đời thoát từ vành nôi
Ba muơi năm truờng khổ đau nhiều rồi.
Về đây hỡi người ơi! Về đây hỡi người ơi…!
(Thông Đạt, tức Nhạc sĩ Văn Giảng - Tình Em Biển Rộng Sông Dài)

Vì mến mộ những bài nhạc trên của nhạc sỹ, nên hôm nay viết bài thơ ngắn này để tưởng đưa một người anh trong tổ chức GĐPT, một nhạc sỹ tài hoa và khiêm tốn của quê hương Việt Nam.

Tiễn nhạc sỹ NGUYÊN THÔNG - Văn Giảng
Tác giả bài Từ Đàm - Quê Hương Tôi

Nguyên Bồ Đề tâm toả
Thông kinh điển mây bay
Ngô gia tề phước lộc
Văn Tư Tu đong đầy
Giảng cứu trầm luân khổ

Người thăm Tịnh Độ Ta Bà
Yêu thương để lại về nhà Như Lai

Có thể nói sự nghiệp âm nhạc của nhạc sỹ Văn Giảng (Nguyên Thông, Thông Đạt) rất đa dạng, trầm mặc, lờ lững và khắc khoải tựa sông Hương, thanh tao và sâu sắc như biểu tượng Hoa sen trong Phật giáo. Xin cúi đầu thành kính đưa tiễn Giác linh Người và xin chân thành phân ưu cùng tang gia hiếu quyến của nhạc sỹ Ngô Văn Giảng . 

Sacramento, May 14th, 2013.
* Tên của hai bài nhạc bất hủ nhạc sỹ Văn Giảng mà người viết rất đam mê từ nhỏ.

Video: Tu Dam Que Huong Toi, GDPT Truc Lam, Chicago
Video: Tình Em Biển Rộng Sông Dài. Hương Lan



Tham Khảo:

1. Giác Ngộ Online, Nhạc sĩ Văn Giảng (Nguyên Thông) 
Tác giả của ca khúc "Từ Đàm quê hương tôi" qua đời,
tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại http://giacngo.vn/vanhoa/2013/05/13/364049/

2. Trần Trung Đạo,
Kính tiễn hương linh nhạc sĩ Văn Giảng tác giả của Ai Về Sông Tương, Từ Đàm Quê Hương Tôi, Lục Quân Việt Nam..., tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại https://www.facebook.com/trantrungdao

3. Uyên Nguyên, Giấc mơ ở hai đầu biển rộng, tải xuống ngày 14 tháng 5, 2013 tại http://nguoivietblog.com/uyennguyen/?p=10589

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 6868)
Hình như trong các tôn giáo hiện nay, giáo lý, kinh tạng, nghi lễ, sắc phục, pháp phục, văn ngôn thuật ngữ, kiến trúc thờ tự... đa dạng nhất, có lẽ chỉ có Phật giáo Bắc truyền.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 6002)
vuon thien nhat ban 2Liên quan đến ý thức tôn giáo của người Nhật Bản trung bình, ta thường thấy từ nhiều cửa miệng một nhận xét gây sốc đại ý như sau: "Họ là những kẻ trong cuộc sống thường xuyên lui tới đền thần đạo nhưng tổ chức đám cưới ở một nhà thờ Ki-Tô và lúc chết làm tang lễ theo nghi thức Phật giáo". Thoạt nghe qua, ai cũng có ấn tượng là ý thức về tôn giáo của dân tộc Nhật rất hời hợt và nông nổi. Tuy nhiên, nếu vin vào lời đó, ta không thể nào hiểu tại sao người Nhật vẫn hãnh diện cho mình là con dân của một quốc gia Phật giáo đại thừa vốn có dòng lịch sử tôn giáo lâu dài. Phải chăng ở Nhật Bản, nếu ta chỉ nhìn những gì nổi cộm trên bề mặt như con số chùa chiền, tăng lữ và tín hữu … để đánh giá ảnh hưởng của một tôn giáo lớn như Phật giáo đối với quần chúng thì sẽ là một điều thiếu sót?
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5766)
Sự kết hợp giữa Phật giáo và văn hóa Ấn Độ dường như đương nhiên, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước CN. Hơn nữa với thời gian, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5163)
Phật giáo ở đâu trên bản đồ văn hóa Việt Nam? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường hay nêu lên từ lâu lắm rồi, đặc biệt trong những thế kỷ mà những người Phật tử Việt Nam nắm trọn quyền chính trị, kinh tế và văn hóa của đất nước một cách minh nhiên và được công khai thừa nhận, thí dụ, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV chẳng hạn. Đây là những thế kỷ mà mọi người đồng ý là Phật giáo đã chi phối toàn bộ cuộc sống của người Việt Nam.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 5150)
Los Angeles (AP) – Vào hôm thứ Bảy, ngày 07/05/2016 tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã diễn ra lễ Khai mạc cuộc Triển lãm nghệ thuật Phật giáo về hang động Đôn Hoàng Mạc Cao nổi tiếng thế giới. Triển lãm sẽ kéo dài cho đến tháng 09/2016, cung cấp du khách cơ hội để tìm hiểu về nghệ thuật và lịch sử của hang động Mạc Cao, di tích này phát triển mạnh như một trung tâm Phật giáo ở Trung Quốc từ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14.
18 Tháng Tư 2016(Xem: 4914)
LOS ANGELES - Trong tháng Năm 2016, Viện Bảo Tàng Getty tại Los Angeles sẽ giới thiệu du khách đến thăm các hang động Mạc Cao nằm trên con đường tơ lụa có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 14. Quan khách sẽ khám phá những ý nghĩa lớn lao của nghệ thuật đa dạng và hiện vật từ di sản thế giới của UNESCO này, và tìm hiểu về những thách thức phải đối mặt trong việc bảo tồn chúng. Bản sao của ba trong số những ngôi chùa hang động Phật giáo với gần 500 bức trang trí còn tồn tại đến ngày nay sẽ cho phép du khách trải nghiệm những gì nó giống như là đến thăm hang động thực sự
14 Tháng Ba 2016(Xem: 4929)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất. Tuy nhiên, để có được diện mạo và hình thể của Đức Phật trên điện thờ, các tín đồ Phật giáo đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ đấu tranh về mặt tư tưởng.