Quán Thế Âm Thấy Mùi Thơm

29 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 24891)

Quán Thế Âm thấy mùi thơm

Cao Huy Thuần

quan-the-am-thay-mui-thom-content(Viết nhân đọc “Sự tích Đức Quán Thế Âm trong kinh điển và kho tàng văn học Việt Nam”của Lệ Như-tựa của VHPG).

Trong bài thơ “Đi chùa Hương”của Nguyễn Nhược Pháp được yêu thích trong văn học sử thời trước năm 1945, có bà mẹ dậy sớm, sửa soạn khăn gói lên đường đi lể chùa Hương cùng với chồng và cô con gái vừa tuổi trăng tròn. Mẹ âu yếm nhìn con trang điểm; con làm đỏm với giọng thơ ngây:

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm
Ý đợi người tài trai

Cả nhà trang trọng lên đường, qua sông, vướt suối, leo dốc, trèo non. Một dốc rồi lại một dốc, có khi mỏi chân, bà mẹ khích lệ chồng con:

Mẹ bảo đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
 Quan Thế Âm Bồ tát
Là tha hồ đi mau

Thật là dễ thương! Cầu gì? Cầu đi mau. Đi mau mà cũng cầu Quán Thế Âm Bồ tát. Dân gian Việt Nam có Quán Thế Âm thân thương ở trong lòng để thốt ra nơi miệng trong mọi hoàn cảnh. Và trong mọi hoàn cảnh, Ngài đến. Ngài đến với bất cứ ai có Ngài ở trong lòng. Bà mẹ chùa Hương gọi Ngài, chắc Ngài đến ngay với đôi chân của bà vì bà đi chùa với tất cả lòng thành, từ sớm đến chiều, từ sông đến suối. Trong toàn bài thơ, không thấy bà cầu gì nữa, nhưng bỗng nhiên cô con gái gặp ý trung nhân, “yêu nhau yêu nhau mãi”, mới một quãng đường, em đã hết “còn bé lắm”.

Tôi không ganh với bà mẹ chùa Hương vì tôi biết tôi thua bà: miệng bà niệm, tâm bà nghĩ đến Bồ tát, Bồ tát nằm ngay trong lòng bà, nằm ngay trên miệng bà, cho nên chân bà bước nhanh, cho nên cô con gái hưởng phuóc. Tôi, tạm gọi là trí thức, quen làm việc với cái đầu, tôi phải dùng cái đầu để nghĩ đến Ngài, tôi không gọi Ngài trực chỉ từ tâm mà kinh qua cái đầu, nếu Ngài đến với tôi chậm, chính vì tại tôi.

Có thể tôi giảng vanh vách về Ngài, vì tôi là trí thức. Có thể tôi có cái giật mình triết lý khi đọc hai chữ “Quán Âm”. Quán là nhìn; Âm là tiếng: có ai nhìn cái tiếng bao giờ đâu? Thường tình chúng ta nghe tiếng . Khác ta, Bồ tát thấy tiếng. Tại sao? Tại vì Bồ tát không nhìn sự vật với con mắt thường mà với con mắt tuệ; con mắt tuệ rọi sáng bản chất của sự vật, và bản chất ấy chỉ có một thôi, đâu có phân biệt thấy, nghe, nếm, ngửi. Trong thế giới hiện tượng bao quanh, người thường chúng ta phải phân biệt để nhận ra sự vật, cho nên mới có mắt,tai, mũi, lưỡi; màu sắc là lĩnh vực của mắt, âm thanh của tai, ngọt mặn của lưỡi, thơm hôi của mũi, tất cả không lẫn lộn với nhau. Vượt lên trên thế giới của hiện tượng, cái biết của con mắt tuệ không phân biệt như thế,cho nên âm thanh là màu sắc, màu sắc là mùi vị, thơm hôi là âm thanh. Bồ tát có con mắt tuệ, không phân biệt, nên Quán Thế Âm thấy tiếng gọi của thế gian. Ngài thấy tiếng gọi đó, vì Ngài thấy bản chất của cuộc đời là khổ. Khổ bao la như biển, cho nên lòng Ngài cũng như biển bao la: Ngài không ở đau khác hơn là trong tiếng khổ. Cho nên ở đâu có khổ, ở đấy có Ngài. Ngài đến với mọi tiếng gọi khổ, không phân biệt tốt xấu,thiện ác, như mưa rơi không phân biệt cây cỏ hèn, như mặt trời soi ánh nắng, không phân biệt, đến tận hang sâu ngõ khuất.

Tôi biết về Quán Thế Âm như thế, và nhiều hơn thế nữa, và tôi có thể viết hàng trang về Ngài. Nhưng tôi biết chắc Ngài đến với tôi sau bà mẹ chùa Hương, bởi vì tâm tôi không thành như tâm bà. Bà chỉ cần dậy sớm, “hôm nay đi chùa Hương”, và suốt ngày bà đi chàu Hương với chùa Hương đã ở sẵn trong lòng. Bà đi chùa Hương với tâm bình dị,gian nan vất vả gần hai ngày đường, để cắm một cây hương rồi trở về ngay. Với tâm bình dị, trong sáng ấy, bà vói đến thiêng liêng dễ hơn tôi vói tay ngắt một trái cây. Bà đi với thiêng liêng trong lòng, hồn nhiên, không suy tính, thiêng liêng với bà là một; còn tôi, cái đầu cứ loay hoay bận bịu nghĩ về thiêng liêng, thiêng liêng với tôi là hai, làm sao gặp nhau được? Nhưng ít nhất, tôi biết: linh ứng là có thật, là luôn luôn có, đối với bất cứ ai tâm sáng cùng một lần với miệng thơm. Niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì miệng phải thơm đạo vị.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 40 | Cao Huy Thuần

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10114)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5966)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19347)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5264)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6028)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4642)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5325)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5776)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7125)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10565)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.