Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ

01 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 13413)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Tác giả: MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

spg-ad

Khái quát, hiện nay, trên thế giới cùng tồn tại và phát triển hai dòng Phật học chính là Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông.

Phật giáo Nam tông được hình thành từ kinh điển Pāḷi văn, đi xuống miền Nam Ấn Độ, sang các nước Srilaṅca, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thailand, Campuchia, Laos. Truyền thừa này được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) hay Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Bắc Tông được khai sinh từ kinh điển ngữ hệ Sanskrit, đi qua các nước Tiểu Á, Trung Á; vượt Hy Mã Lạp sơn qua nhiều nước ở Tây Vực, đến Đôn Hoàng, sau đó tản mác sang Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên. Truyền thừa này được gọi là Mahāsaṅghika (Đại chúng bộ) – sau biến thành Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna).

Từ hai nhánh ban đầu ấy, nó không hợp lưu mà phân lưu; phân lưu để rồi nhanh chóng chảy ra mọi miền đất, mọi ngõ ngách tâm hồn, tâm thức các tộc người trên khắp thế giới. Phật giáo đi đến đâu cũng với đôi cánh chim bồ câu trắng, bên sau không giấu kín gươm đao lẫn những ước vọng thế tục, thế quyền. Chỉ với những gót chân lấm bụi và những trang kinh thắp lửa trong đầu; chẳng có hành trạng, tư lương gì; Phật giáo không chỉ mọc chùa tháp, tu viện, Phật học viện, tự viện, tịnh xá, đi vào các trường đại học, nơi các đô thị tiện nghi vật chất xa hoa – mà còn nẩy mầm tươi tốt ở núi cao, rừng sâu và cả miền duyên hải, thị trấn, hải đảo xa xôi của các nước Anh, Đức, Pháp, Canada, Australia… nữa.

Điều quan trọng hơn là Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong mọi sinh hoạt tư tưởng, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, xã hội, chính trị, khoa học… của nhân loại. Đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ, mát mẻ và trong lành cho những miền đất tâm linh khô cỗi, mà, các giá trị nhân văn, đạo đức và lẽ phải đã đến hồi báo động. Sở dĩ được như vậy là vì Phật giáo với thông điệp thiêng liêng, đi đến đâu là mang theo “hiểu biết” (trí tuệ) và “tình thương” (từ bi) để thắp sáng vô minh và xoa dịu nỗi đau cho trần thế.

Trong bước đi lịch sử của mình, trải qua gần ba thiên niên kỷ, Phật giáo để lại vô vàn dấu ấn, di chỉ tuyệt vời. Với một nền tảng triết học thâm uyên, quán thông và vững chắc; với một cái nhìn minh triết, thấu thị vào các định luật biến thiên, dịch hóa của trời đất; với một nhân sinh quan bao dung và cảm thông chan chứa; với một cái tâm mỹ học rạng ngời – nền tảng của các loại hình nghệ thuật như văn chương, thơ ca, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc kỳ tuyệt, phong phú và đa dạng – Phật giáo đã dần dần chinh phục mọi miền đất, mọi tín ngưỡng khó tính, mọi tâm hồn cô lập; xóa nhòa mọi phân cách về địa dư, khí hậu, chủng tộc, văn hóa và cả những đối lập chính trị nữa....

(Huyền Không Sơn Thượng)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5147)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4940)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5372)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5553)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5452)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5115)