Sự cố Myanmar

10 Tháng Bảy 201409:28(Xem: 6394)

SỰ CỐ MYANMAR

Minh Mẫn

myanmar_mapThật sự Phật giáo rất xấu hổ khi nghe tin người Phật tử Myanmar tấn công người Hồi giáo tại tiểu bang Rakhine, phía Tây Myanmar với lý do thiếu chính đáng: “người phụ nữ Hồi giáo hạ lá cờ Phật giáo cầm ngang hông”, hay bất cứ lý do nào khác.

Đây là thái độ cuồng tín không thể có trong Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam cũng như Phật giáo trên thế giới thường tự hào chưa bao giờ làm đổ giọt máu trên bước đường truyền bá. Với tinh thần bao dung , lòng từ bi đã giúp Phật giáo chung sống hòa bình với các tôn giáo khác. Việt Nam, quá khứ cũng từng được xem là quốc gia Phật giáo, khi Tây Phương đặt gót chân đô hộ Việt Nam, một số cơ sở , chùa viện Phật giáo bị cưỡng chiếm cho tôn giáo bạn, tín đồ Phật giáo bị quyến rũ, mua chuộc cải đạo, nhưng chư Tăng và Giáo hội Phật giáo chưa hề có động thái bất hòa, xích mích lẫn nhau; Myanmar, tuy đạo Phật chiếm trên 80%, nhưng vẫn được xem là quốc gia Phật giáo, và sau Tây Tạng, Phật giáo Myanmar có nền giáo dục truyền thống tu tập chuyên biệt, hiện nay tại Myanmar có nhiều thiền viện nổi tiếng dành cho mọi thiền sinh, hành giả khắp nơi trên thế giới về tham dự như: Trường thiền Mogok, thiền viện Mahasi, thiền viện PandiTarama, thiền viện Kyunpin, trường Đại học Phật giáo International Theravada Buhddhist Missionary Universty..

Người dân Myanmar cũng giống như dân Ấn, không nặng về vật chất, cuộc sống đơn giản đến độ rất nghèo, nhưng tài sản và tâm đạo dành cho ngôi Tam Bảo rất thuần tịnh. Tánh tình hồn hậu, trong sáng, chân thật, chất phác. Dĩ nhiên những yếu tố đó phát sanh từ lòng đạo đức bi mẫn của người con Phật. Một đất nước có chiều sâu tâm linh bởi thấm nhuần đạo Phật, hà cớ xầy ra những manh động bất khoan dung với các tôn giáo bạn cùng một chủng tộc?

Bạo lực giữa người Hồi và Phật tử xầy ra tại tỉnh Araken, miền Đông Miến Điện vào tháng 6 năm 2012, đã lan đến hàng chục thành phố, hàng trăm người bị giết và trên 150.000 người hồi buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ.

Muslims_Buddhists_Riots_Myanmar_06Hồi giáo chiểm 3,8 % dân số chủ yêu tập trung tại bang Rakhine, phía Tây Myanmar. Khu vực nầy vẫn thường xầy ra xung đột giữa các giáo phái . Hồi giáo dòng Rohingya với tín đồ Thiên Chúa giáo và phật giáo.Trên thế giới thường xẩy ra chiến tranh tôn giáo mà lịch sử chưa phai nhạt giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo suốt nhiều thế kỷ, hai bên có những oán thù sâu sắc mang tính lịch sử, nhưng đối với Đạo Phật, chưa từng có những vết tích ân oán với bất cứ tôn giáo nào, thế mà Thế kỷ thứ 10, Phật giáo Ấn đã bị Hồi giáo triệt tiêu toàn bộ cơ sở vật chất, trong đó, đại học Nalanđa, đại học đầu tiên trên thế giới, xuất hiện trên 300 năm trước công nguyên.10.000 chư Tăng học giả, hành giả đều bị giết hại chôn sống mãi trên 10 thế kỷ sau Phật giáo Ấn vẫn chưa đủ sức phục hồi nếu không có Phật giáo thế giới trở lại chấn hưng. Qua cuộc thảm sát đó, Phật giáo không hề phản ứng, thế thì hà tất, một đất nước bao dung như Myanmar lại ra tay sát phạt người Hồi? Cho dù với sự cuồng tín của một số người Hồi, đối với Phật giáo không cần có những động thái vô minh hơn sự vô minh của họ. Lấy ân báo oán oán mới tiêu tan. Ta còn nhớ năm ngoài sau vụ xung đột tại Miến, sau đó Ấn Độ bị trả thù tại Bodh Gaya bang Bihar, chất nổ đặt tại Tháp Đại giác ở Bồ Đề Đạo Tràng.

Người Phật tử không được phép lấy oán báo oán, rất tiếc một số nhà sư Miến đã có mặt trong các vụ xung đột. Ai đã nhúng tay khích động bạo loạn giữa hai tôn giáo? Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã lên tiếng chỉ trích Phật giáo Miến để xẩy ra chuyện đáng tiếc năm ngoái. Chiến tranh tôn giáo là loại chiến tranh không biên giới, không hạn cuộc thời gian, không có trận địa rõ ràng, nó là loại độc trùng tiềm ẩn trong giòng máu hiếu sát của kẻ vô minh thiếu lòng Từ, nó âm ỷ qua nhiều thế hệ. Người Phật tử không thể là con bệnh nan y đó. Các sư Miến phải giáo dục quần chúng theo đúng tinh thần Bi và Trí của nhà Phật, không để bị lôi kéo vào bất cứ cuộc tranh chấp nào của bạo lực vô minh.

Người Phật tử Việt Nam nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung rất đau lòng khi nghe những sự cố xẩy ra trên đất Phật Myanmar. Cho dù khởi điểm xầy ra do tôn giáo bạn, nhưng tinh thần bao dung, vị tha, và tuệ giác của nhà Phật không thể để vô minh lôi kéo vào cuộc.

Hy vọng Giáo Hội Phật giáo Myanmar sẽ có những giáo dục đúng đắn để ngăn chận những đáng tiếc tiếp tục xầy ra trong tương lai. Nếu có một lời xin lỗi khiêm tốn phát xuất từ tấm lòng vị tha đối với các nạn nhân Hồi giáo thì cuộc sống cộng đồng đa tôn giáo tại Miến sẽ đem lại hài hòa đúng với một xã hội thuần lương của nhà Phật.

Rất mong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cần có tiếng nói góp ý với Phật giáo Miến Điện trong tinh thần huynh đệ của người con Phật để Phật giáo luôn có gương mặt trong sáng, hòa dịu mà Liên Hiệp Quốc đã vinh danh cho đạo Phật.

MINH MẪN

10/7/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6193)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6002)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6466)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6834)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7080)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9538)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7662)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10986)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7033)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,