Lễ Tưởng Niệm 48 Năm Ngày Bồ Tát Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

22 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16885)

qd-title-2

LỄ TƯỞNG NIỆM 48 NĂM NGÀY BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC VỊ PHÁP THIÊU THÂN

Sáng 22-05-2011, tại Văn Phòng 2 TƯGHPGVN (TV Quảng Đức-Q.3) đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm ngày Bồ Tát Quảng Đức vị Pháp thiêu thân và chư Thánh tử vị đạo. Chư tôn đức giáo phẩm ban thường trực HĐTS -Ban thường trực THPG-TPHCM, chư tôn đức Tăng, Ni Ban đại diện Phật giáo các quận huyện, ông Lê Hồng Phúc, phó giám đốc Sở Nội Vụ, đại diện chính quyền các cấp và đông đảo Phật tử về tham dự.

 

quangduc-1

quangduc-3

quangduc-5quangduc-4

HT Thích Thiện Nhơn Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS đã tuyên đọc lại tiểu sử của Bồ Tát Quảng Đức khi còn tại thế trong công cuộc đấu tranh cho quyền tư do tín ngưỡng và bảo vệ Phật pháp: "Ngày 20 tháng 4 nhuần năm Quý Mão (11/6/1963), trong cuộc diễn hành trên một ngàn vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni để tranh thủ chính sách bình đẳng tôn giáo và sự tôn trọng lá cờ Phật giáo, cùng sự thực thi năm nguyện vọng chơn chánh của Phật giáo, Ngài thấu nhận “Chính pháp là ngọn đuốc thần, soi sáng thế nhân, còn thân Ngài vẫn chỉ là giả tạm” nên Ngài quyết định thực hành hạnh nguyện tự thiêu thân, cúng dường Phật pháp, và cũng để chứng tỏ những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo, đồng thời cũng để giải tỏa cho ba ngôi chùa ở Huế, lúc ấy đang bị vây khốn. Chính vì tâm nguyện ấy, nên Ngài tự tẩm xăng, ướt mấy lớp cà sa. Khi đến giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Sài Gòn (nay là đường Cách mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh), từ trên xe Ngài ung dung bước xuống, ngồi kiết già và tự tay quẹt châm lửa vào người. Ngọn lửa bốc cao phủ kín thân mình, Ngài vẫn an nhiên tịnh tọa, lưng thẳng như tượng đồng. Gần 15 phút sau lửa sắp tàn, Ngài gật đầu ba lần như cúi chào tạm biệt, rồi ngã nằm ngửa, trên tay còn kiết ấn Cam lộ.

Trước khi Giác linh về cõi Phật, Ngài còn để lời cảnh tỉnh Tổng thống Ngô Đình Diệm và chế độ thời ấy, hãy áp dụng sự công bình đối với tôn giáo và nhất là không nên khắc nghiệt, mà hãy mở rộng từ bi bác ái đối với quốc dân.

Đối với hàng ngũ Phật giáo đồ, Ngài căn dặn rằng : “Tôi thiết tha kêu gọi chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí, hy sinh để bảo tồn Phật pháp”.

 Sau phần đọc tiểu sử, HT.Thích Trí Quảng,Phó chủ tịch HĐTS-Trưởng BTS THPG-TPHCM đã đọc lời tưởng niệm của TƯGH. Bồ Tát Quảng Đức một vị Thánh Tăng có công hạnh lớn lao đối với Phật pháp và tinh thần yêu nước thương dân trong thời kỳ đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm:" ...Bằng tinh thần đại hùng, đại lực, đại từ bi của Đạo Phật, Bồ Tát Thích Quảng Đức đã nêu cao gương hy sinh cao cả và tinh thần yêu nước trong sáng vì đồng bào, đồng đạo, nhất là sự tồn vong của Đạo pháp và tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các Tôn giáo, Bồ Tát đã mượn ngọn lửa thiêng để tự thiêu thân bảo tồn Phật Pháp... Chính ngọn lửa thiêng hùng tráng, từ bi cao ngất tòa sen, đã nâng hình hài Bồ Tát vào thế giới bất diệt, hình ảnh ấy đã in đậm trong ký ức của mỗi người Việt Nam và thế giới, cùng Phật giáo đồ Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam..." 

 Tin, ảnh : Bảo Toàn
(Giác Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5438)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5955)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7651)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7361)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10770)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 10033)