Báo Cáo Tổng Hợp Đề Tài Tham Luận

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 16557)

BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC
NGỌN LỬA VÀ TRÁI TIM
Lê Mạnh Thát Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP. HCM 2005

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
716 Nguyễn Kiệm, Q. Phú Nhuận, TP. HCM
ĐT: (08) 844 8893; 997 4447 – Email: vncphvn@yahoo.com 

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI THAM LUẬN

Kính thưa chư Tôn đức và quí Đại biểu,

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ V trong chương trình hoạt động của mình, hằng năm sẽ có tổ chức 1 đến 2 cuộc hội thảo khoa học. Đây là cuộc hội thảo đầu tiên trong nhiệm kỳ hoạt động của Viện, với đề tài : Bồ Tát Quảng Đức - Vị pháp thiêu thân .

Từ một đề xuất của Ban Phật Giáo Việt Nam, Hội đồng Viện quyết định tổ chức thành cuộc hội thảo khoa học. Được sự chấp thuận của Hòa thượng Viện trưởng, ban tổ chức hội thảo được thành lập từ ngày 20. 03. 2005 dưới sự điều hành trực tiếp của GS Lê Mạnh Thát cùng các vị Phó Viện trưởng, ban Thư ký Hội đồng Viện, ban Phật giáo Việt Nam và bộ phận văn phòng.

Ngày 12. 04. 2005, Ban tổ chức hội thảo đã phát đi văn thư mời viết bài và tham dự hội thảo. Ngày hội thảo được ấn định là 29. 05. 2005, tức ngày 22. 04. Ất Dậu, sau ngay kỷ niệm Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân là 2 ngày, vì đây là thời điểm thích hợp nhất để tổ chức hội thảo và tưởng niệm. Số thư mời viết bài được gửi là 40, số thư mời tham dự hội thảo là 30, và đăng tải thư mời trên các website Phật giáo.

Tổng hợp bài viết các nơi gửi về, Ban tổ chức nhận được đến thời điểm ngày 27. 05. 2005 tổng cộng là: 41 bài. Trong đó :

Trong nước Số Bài Tham Luận
Hà Nội 03 bài
TP. Huế 03 bài
TP. Hồ Chí Minh 19 bài
Các Tỉnh 02 bài


Ngoài nước
Pháp 02 bài
Đức 04 bài
Úc 01 bài
Mỹ 07 bài
Tổng cộng  41 bài.

Sau khi chọn lọc các bài viết được gửi về, Ban tổ chức hội thảo đã giới thiệu cho buổi hội thảo tập tài liệu gồm có tiểu sử Bồ tát Quảng Đức được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam viết lại hoàn chỉnh và 35 bài tham luận có nội dung đánh giá nghiêm túc, có những ý tưởng mới và những tư liệu chưa hề công bố rộng rải lâu nay về Bồ Tát Quảng Đức và sự kiện lịch sử năm 1963.

Về khâu tổ chức, ban tổ chức xin báo cáo thành phần tham dự như sau :

- Số khách mời tham gia hội thảo là 27 đại biểu.
- Số khách mời tham dự là 36 đại biểu.
- Số khách mời tán trợ là 18 đại biểu.
Và chư Tôn đức tăng ni thành viên Viện Nghiên cứu, Học viện PGVN, Tổ đình Quan Thế Âm, Thiền viện Vạn Hạnh, chùa Phổ Đà.

- Trong buổi hội thảo tưởng niệm này, ban tổ chức có triển lãm một số hình ảnh phong trào đấu tranh 1963 và di ảnh di vật của Bồ tát Quảng Đức.

-Tối hôm nay sau buổi hội thảo này, còn có đêm văn nghệ kỷ niệm Bồ tát Quảng Đức tại Thiền viện Vạn Hạnh do Viện Nghiên cứu tổ chức, với sự hỗ trợ của Thiền viện Vạn Hạnh và Tổ đình Quan Thế Âm.

Ban Tổ chức hội thảo mong rằng, sẽ còn đón nhận được nhiều hơn nữa những đóng góp bằng tham luận, phát biếu và tư liệu của quí vị tham dự trong buổi hội thảo này gửi về, để chúng tôi đúc kết thành tập sách có giá trị lịch sử về Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân.

Nam mô Đại Hùng Đại Lực Thích Quảng Đức Bồ Tát.

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5404)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5909)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7615)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7328)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10730)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 9999)