02. Thái Độ Của Người Ấn Theo Phật Giáo Mật Tông Đối Với Chiến Tranh. (Bài Tóm Tắt)

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7883)
dlpdlhq2008-logo
THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH

THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI ẤN
THEO PHẬT GIÁO MẬT TÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH

Iain Sinclair, Đại học Hamburg
Thích nữ Tịnh Vân dịch

(Bài tóm tắt)

Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, chiến tranh và những hình thức khổ đau khác được xem là những vấn đề mà các đáp án của chúng nằm riêng trong lãnh vực tu dưỡng nội tâm, nghĩa là: ‘sẽ không có chiến tranh nếu tất cả chúng ta hành theo lời Phật dạy’. Dù phát triển đến đâu, sự tiếp cận này bỗng chốc cũng được nêu và xem là thích hợp. Chiến tranh thời Trung Cổ đã là một sự kiện ở đời và thật tế các Phật tử không mong đợi giáo lý của họ sẽ được mọi người tuân theo, bởi vì: một người có thể là nạn nhân của chiến tranh mà bản thân không cần được bênh vực. Vì lẽ đó, Phật giáo Mật tông đặt ra nhiều thứ chiến tranh bùa chú và lễ nghi, song hành với sự tu tập tương đồng theo các tôn giáo khác, dù chính chiến tranh không được ủng hộ. Vào thế kỷ thứ XI, Phật giáo Ấn bị đế quốc tiêu diệt và Kālacakra-tantra cho biết trong thời kỳ này, nhận ra chiến tranh bằng những từ của sự mâu thuẫn của xã hội văn minh. Nói rằng, chiến tranh, đối với Phật giáo có thể chấp nhận, trong ý nghĩa chỉ tiến hành để bảo vệ khu vực; còn chiến tranh xâm lược tất nhiên bị cấm đoán. Tu dưỡng cá nhân vẫn được đề cao như vị thuốc chính giải trừ đau khổ, dù trong Kim Cương thừa (Vajrayāna), không phải chỉ là sự hoạt động cá nhân, mà cá nhân phải có mối quan hệ trực tiếp với đời. Tóm lại, quan điểm Phật giáo Mật tông đối với chiến tranh hoàn toàn khác với Phật giáo Nguyên Thuỷ, trong những hoạt động chính đáng thừa nhận tính tự bảo tồn; trong khi phủ nhận để chấp nhận chiến tranh được tiến hành ngoài niềm tin vô lý, hay ‘với danh nghĩa của pháp,’

Tiểu sử:

Iain Sinclair (bằng Cao học danh dự) là chuyên gia ở Ấn, theo Phật giáo Mật tông và Phật giáo Newar. Ông nghiên cứu các truyền thống Phật giáo tồn tại ở Nepal và Đông Nam Á hơn 10 năm. Hiện tại ông đang là nghiên cứu sinh đang viết luận án Tiến sĩ, dựa vào tác phẩm Kriyāsamuccaya thuộc truyền thống Kim Cang thừa (Vajrāyana) tại Đại học Hamburg, Đức quốc. Ông làm việc như một nhà nghiên cứu cộng tác với Trung tâm Đại học dành cho những nghiên cứu sinh Mật tông. Các tác phẩm của ông bao gồm một vài bài phê bình về các sách dựa trên Phật giáo Newar. Mới đây ông vừa nộp các bài viết tại hội nghị về Phật giáo Mật tông ở Nepal (2005) và Nhật Bản (2006), sẽ được xuất bản khi cần thiết.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9496)
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12010)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12161)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10514)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12220)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 11954)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
25 Tháng Năm 2014(Xem: 8041)
Sau thành công của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) bao gồm đại diện của các truyền thống Phật giáo ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...