03. Tu Tập Nền Văn Hóa Hòa Bình: Phật Giáo Như Con Đường Hội Nhập Tâm Linh. (Bài Tóm Tắt) Gsts. Toh Swee-hin, Úc Châu, Thích Nữ Diệu Thi Dịch

08 Tháng Năm 201100:00(Xem: 7063)
dlpdlhq2008-logo

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO
TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH

TU TẬP NỀN VĂN HOÁ HOÀ BÌNH

Phật Giáo như con đường hội nhập tâm linh
GSTS. Toh Swee-Hin, Úc châu
Thích nữ Diệu Thi dịch

Bài tóm tắt

Trên toàn thế giới, thực tế lan tỏa khắp nơi về bạo lực qua mọi hình thức và mức sống, mang tính toàn cầu, đã từng gây bức xúc cá nhân cùng các hoạt động nhằm xây dựng một nền văn hóa mang tính hòa bình. Hòa bình không còn mang ý nghĩa “vắng mặt chiến tranh”. Đúng hơn, về mặt chính thể luận, nền văn hóa về hòa bình là bộ khung đa chiều của các chủ đề khác nhau nhưng tương tác nhau gồm cả việc lột bỏ văn hóa mang tính chiến tranh, sống công bình và nhân ái, đẩy mạnh nhân quyền và tinh thần trách nhiệm, hòa giải và đoàn kết, sống hòa hợp với hành tinh mang tên Địa Cầu, tu tập hòa bình nội tâm. Trong việc làm cấp bách để nhổ mọi gốc rễ bạo lực và tu tập hòa bình, vai trò giáo dục ngày càng được nhận thức không thể thiếu. Chính sách và chiến lược để vượt qua bạo lực cần quá trình giáo dục toàn diện ở các tầng lớp xã hội (bình dân, trang trọng hay tùy tiện) để tu tập các giá trị, thái độ và quan điểm thế giới được quốc tế hóa qua cá nhân, tổ chức và đảng đối lập.

Giáo dục về nền văn hóa hòa bình tìm cách tăng hiểu biết và nhận thức mang tính bình phẩm về cội rễ của mọi hình thức xung đột và bạo lực từ mức độ vi mô đến vĩ mô trong cuộc sống cần phải nhất trí. Thứ đến, trên căn bản hiểu biết và thích hợp, người học cảm thấy được phép hành động để biến đổi chính các giá trị, thay đổi giá trị họ và thực tại thế giới từ văn hóa bạo lực sang ôn hòa. 

Bài viết này nhấn mạnh rằng lời dạy và trí tuệ của Đạo Phật giữ lấy nguồn sâu sắc về hiểu biết, cảm hứng, phương tiện khéo léo, và tận tụy đáng quan tâm khi nhổ tận gốc rễ mọi hình thức bạo lực và xung đột, và đồng thời nhẫn nại, kiên trì trồng những cánh hoa của nền văn hóa hòa bình. Bằng cách này, Đạo Phật là phương tiện vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội về tinh thần hội nhập hơn là niềm tin thụ động. Do đó, sự tăng trưởng tâm linh không thể là mục tiêu và quá trình ích kỷ tách biệt khỏi thực tại xã hội và chính trị, nhưng cần hơn là trình bày qua hành động và thực tiễn nào có thể chuyển hóa đời sống hằng ngày của cá nhân, cộng đồng, đất nước, và cộng đồng thế giới hướng về văn hóa xây dựng hòa bình. Bài viết xin kết thúc rằng sự tương tác đang phát triển của Phật tử với cộng đồng niềm tin trong cuộc đối thoại với những tôn giáo khác để tăng trưởng thêm chứng minh rằng Đạo Phật như con đường hội nhập tâm linh.

Tiểu sử: 

Giáo sư Toh Swee-Hin (S.H.Toh) là người sáng lập Trung Tâm Đa Tín Đại Học Griffith ở Brisbane, Queensand, Úc Châu, tìm cách gia tăng đối thoại với tôn giáo bạn hướng về văn hóa hòa bình ở địa phương, quốc gia và quốc tế. 

Sinh ra và lớn lên theo truyền thống đạo Phật ở Malaysia, ông dạy ở Úc và Canada trên lĩnh vực giáo dục văn hóa tương tác và quốc tế, giáo dục về hòa bình, nhân quyền, công bằng, đa văn hóa và khả năng chấp nhận. Giáo sư Toh tham gia từ thập niên 70 về giáo dục, nghiên cứu, hoạt động vì hòa bình, bối cảnh phân chia Nam Bắc ở Úc, Canada, Nam Phi, Nhật, Uganda, Nam Triều Tiên và nhất là ở Phi Luật Tân. Năm 2000, ông được giải Giáo Dục Hòa Bình UNESCO. Ông rất tích cực trong hoạt động mạng lưới toàn cầu và tổ chức giáo dục hòa bình, xây dựng hòa bình và đối thoại tôn giáo bạn, như UNESCO, Viện Giáo Dục Hòa Bình Quốc Tế, Đại Học Hòa Bình Liên Hiệp Quốc (như thành viên lâu năm), Nghị Viện Tôn Giáo Thế Giới, Tôn Giáo vì Hòa Bình, và Hội nghị Tôn Giáo Bạn Á Châu - Thái Bình Dương, trong đó, ông là thành viên của đại biểu Úc trong kỳ họp thứ 3 ở Waitangi, New Zealand. Năm 2007, giáo sư Toh được mời phục vụ Hội Đồng Quản Trị của Hệ Thống Quốc Tế về Đạo Phật Nhập Thế.





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9497)
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12010)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12161)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
23 Tháng Sáu 2014(Xem: 10514)
Hiện tình Việt Nam là nguy cơ hơn bao giờ hết, vì về mặt nội trị có quá nhiều bất ổn và về mặt đối ngoại có quá nhiều tổn thương. Lý do chính là vì lãnh đạo đất nước đặt quyền lợi Trung Quốc và quyền lợi riêng lên trên quyền lợi của dân tộc. Mọi vấn đề hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng...
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12221)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 11955)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
25 Tháng Năm 2014(Xem: 8041)
Sau thành công của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008, Ủy ban Tổ chức quốc tế (IOC) bao gồm đại diện của các truyền thống Phật giáo ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ...