Thấy gì qua hình ảnh Vu lan bồn?

01 Tháng Hai 201414:56(Xem: 5007)
blank

Thấy gì qua hình ảnh Vu lan bồn?
Chân Hiền Tâm

muckienlien1Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.

“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Ba cõi không ngoài tâm. Vạn pháp đều do phân biệt tạo tác mà có. Một thế giới tranh tàn đau thương hay hạnh phúc ấm no, tùy thuộc vào những gì mà người ở thế giới đó tạo ra trong quá khứ. Ai tạo nhân, đủ duyên người ấy gặt quả. Không tạo nhân, dù duyên nhiều bao nhiêu, cũng không có quả để gặt. Vì thế, khủng bố tràn lan nhưng không phải ai cũng bị tai họa vì khủng bố. Không phải có sóng thần thì ai cũng chết vì sóng thần. Y học tiến triển rất mực, nhưng không phải vì thế mà mọi bệnh tật đều được cứu chữa. Vẫn có người chết vì sự tiến bộ của khoa học. Khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng tác hại từ nó cũng không nhỏ. Bởi mọi thứ còn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của từng người. Cái quả mình nhận được luôn tương thích với cái nhân mình đã rạo ra trong quá khứ. Có thể là trong hiện đời, có thể là trong tiền kiếp. Đã có quả tức phải có nhân, không có chuyện tự nhiên. Từ mình mà ra, nên phải tự mình giải quyết vận mệnh của mình. Các thứ bên ngoài chỉ là trợ duyên giúp mình giải quyết cái nhân, mình đã gầy tạo trong quá khứ.

Một lần đi dạo cùng thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha thấy tượng Quán Thế Âm cầm chuỗi niệm Phật, ông hỏi :

- Quán Thế Âm là người để ta lễ bái, vì sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật?
- Đó phải hỏi chính ông
- Sao con biết niệm ai?
- Niệm Quán Thế Âm chứ ai!
- Sao lại phải niệm mình?
- Vì cầu người không bằng cầu mình.

Cầu người không bằng cầu mình, vì mình là kẻ gieo nhân mà cũng là kẻ thừa hưởng cái nhân ấy. Không có gì thay đổi, khi tâm mình còn đầy tham dục và sân hận. Mọi thứ chỉ thay đổi khi suy nghĩ và hành động của mình thay đổi. Không thể có một hoàn cảnh tốt đẹp, khi thân khẩu ý của mình hoàn toàn bất thiện. Niệm Phật cầu tha lực, là lấy một niệm Phật trừ đi một niệm ác. Niệm niệm niệm Phật là để niệm niệm hành thiện. Tha lực mới hiển. Cầu tha lực, mà không niệm Phật cũng không dừng ác hành thiện, thì chưa từng có tha lực nào ứng được.

Nhận ra được điều ấy, mình sẽ hạn chế bớt những đổ thừa trách cứ, cũng như hạn chế bớt những tư tưởng và hành động vị kỷ. Chư Tôn đức có lập đàn tràng tế độ nhân sinh, thì cũng như Mục Kiền Liên, vì hiếu từ mà thỉnh cầu chư Tăng độ mẹ, hy vọng thế giới bình an, người sống hạnh phúc, người chết siêu thăng. Nhưng nếu mỗi người, sống cũng như chết, không tự buông bỏ tâm vị kỷ của chính mình, như bà Thanh Đề buông bỏ tâm tham hận, thì mọi thứ vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. DUYÊN cầu nguyện bên ngoài dù đủ mà NHÂN bên trong của mỗi người không tốt, thì mọi thứ vẫn hoàn không.

Cho nên, lập đàn tràng tế độ nhân sinh không phải để cầu cho khủng bố thiên tai hay hoạn nạn hết hoành hành, mà chính là cầu cho mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực lý Nhân Duyên đang chi phối thế giới này, cầu cho tất cả chúng ta phát tâm hướng thiện và hành thiện. Tâm bớt bạo tàn tham dục, thì khủng bố thiên tai mới có ngày chấm dứt. Khủng bố dẹp rồi mà tâm con người không hết tham sân, sẽ có các loại nạn tai khác xảy ra cho tương thích với những gì mà nhân loại đã gieo ...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5891)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5855)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6864)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6520)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5528)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4567)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10122)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.