Lời giới thiệu của Triết gia Phạm Công Thiện về bản dịch chữ Việt của HT Thích Viên Lý.

10 Tháng Năm 202019:12(Xem: 3164)
LƯỢC SỬ THỜI GIAN
(A Brief History of Time)
Tác Giả:-Steven Hawking - Dịch Giả:-Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới, USA

Lời Giới Thiệu

Albert Einstein chết ngày 18 tháng 4 năm 1955 tại Princeton; ngày 21 tháng 3 năm ấy, khoảng 4 tuần lễ trước khi chết, Einstein viết thư chia buồn với gia đình Besso về cái chết của người bạn thân của ông : “ Bây giờ đến lúc anh ấy đã ra đi trước tôi đôi chút khi xa lìa cái thế gian kỳ lạ này. Điều này không đáng kể gì cả. Đối với anh ấy và đối với tôi, những vật lý gia quyết tín thì cái việc phân biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lại chỉ có ý nghĩa quan trọng là một ảo tưởng bướng bỉnh, một ảo tưởng ngoan cố mà thôi . “(Albrecht Foslsing, Albert Einstein, trang 741 và trang 819: Now he has preceded me a little by parting from this strange world. This means nothing to us believing physicists the distinction between past, present, and future has only the significance of a stubborn illusion.” (to Vero and Bica Beno, Princeton, March 21, 1955, in Besso : Albert Einstein – Michele Besso, Correspondance 1903-1955 ha Pierre Speziali, Paris, 1972, trang 538).
Đây là bài học vĩ đại nhất mà nhà đại thông thái Albert Einstein đã dạy lại chúng ta trước khi ông chết : “Sự phân biệt giữa thời quá khứ, thời hiện tại và thời tương lại chỉ có nghĩa là một ảo tưởng ngoan cố … a stubborn illusion”. Trong suốt thời gian dài cả chục năm, tôi ở tại chùa Diệu Pháp tại Monterey Park, California ở Mỹ, ngôi chùa nổi tiếng mà Thượng Tọa Thích Viên Lý làm viện chủ sáng lập và tôi đã có mặt ở đó ngay từ những ngày đầu tiên nghèo cực, câu nói của Einstein về ảo tưởng thời gian đã ám ảnh tôi một cách liên tục và một cách dữ dội đến nỗi tôi đã chép câu ấy trong một sổ tay bỏ túi để đọc lại trong lúc bước lên và bước xuống đỉnh đồi xinh đẹp ở công viên thành phố sát cạnh bên chùa Diệu Pháp.
Thời gian cả chục năm ấy, một hôm, tôi tình cờ thấy một tiệm sách chữ Tàu ở thành phố Monterey Park có bàn bản dịch chữ Tàu quyển A Brief History of Time của nhà đại thông thái khác, tên là Stephen W . Hawking, được nhiều người coi như là một Albert Einstein khác của hệ bán thế kỷ XX, tôi vội mua liền bản dịch chữ Tàu và hì hứng vui sướng đem về chùa Diệu Pháp để tặng Thượng Tọa Viên Lý. Sau đó, tôi cũng tặng Thượng Tọa nguyên tác chữ Anh. Một hôm, tôi bàn với Thượng Toạ cùng nhau dịch chung quyển sách của Hawking; từ ngày ấy cho đến ngày này thì trên cả chục năm trôi qua, tôi không làm ra hồn gì cả, tôi cũng chẳng dịch một chữ nào của Stephen W . Hawking, Thượng Tọa Viên Lý thường từ bi cười với tôi rằng tôi đã “bán cái” Hawking cho Ngài.
Thượng Tọa Viên Lý đã viết, đã dịch và đã xuất bản mấy chục quyển sách thuộc loại khó hiểu nhất, bằng cả hai thứ tiếng, chữ Anh và chữ Việt; tôi đã được hân hạnh quen biết Thượng Tọa Viên Lý từ hai chục năm qua, tôi đã để ý quan sát Thượng Tọa ở nhiều mặt trong đời sống thường nhật ở chùa Diệu Pháp và trong sinh hoạt quốc tế qua sự phụng sự Đạo Pháp và Dân tộc của Thượng Tọa; từ bước đầu không một đồng xu trong túi cho đến ngày hôm nay, Thượng Tọa đã dựng lên ba ngôi chùa to lớn và nổi tiếng tại California ở Mỹ Quốc , đó là chưa kể cái việc Thượng Tọa sáng lập ra học viện mang tên , Viện Triết Lý Việt Nam và Triết học Thế Giới ; viện TLVVN & THTG này đã được tạo dựng trên 10 năm nay và đã xuất bản trên 50 quyển sách nổi tiếng về Triết Học và Phật Học và Đạo Học v.v..
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chưa nói đến sự khiêm tốn thường xuyên, lòng kiên nhẫn vô hạn và cái hạnh Bồ tát liên tục của Thượng Tọa Viên Lý, bao nhiêu điều không dễ thực hiện trong hàng Tăng sĩ lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo thế giới trong mấy chục năm gần đây.

Gold Coast, Úc châu, ngày 21 tháng 1, 2002.
Phạm Công Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 2016(Xem: 14699)
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự. Nhưng có lẽ nhờ dùng từ miêu tả không bóng bẩy như vậy mà trúng tim đen người nghe. Thầy tạm dịch theo lối văn cộc lốc để lấy nghĩa cho con thấy: “Này Vāseṭṭha, rõ ràng rằng, những bà mẹ của họ đến tháng có kinh nguyệt, mang bầu, sinh đẻ, rồi cho con bú mớm. Họ toàn sinh ra từ bộ phận sinh dục của những bà mẹ ấy cả. Vậy mà họ mở miệng ra là ca tụng giai cấp Bà-la-môn là cao thượng, thanh tịnh, da trắng, là con cái, là thái tử sinh ra từ miệng của Thượng đế (Phạm thiên), Thượng đế tạo ra, là nối dõi của Thượng đế, còn giai cấp khác là hạ liệt…” [2]
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6177)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 56291)
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chư
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6594)
Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5986)
Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.
10 Tháng Mười 2015(Xem: 9624)
Từ bi có sức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11547)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7856)
Tôi cũng xin tâm tình đôi chút . Hôm nay là ngày giỗi mẹ tôi . Ngày mẹ tôi mất cách đây 16 năm , lần đầu tôi nghe và đọc Bát Nhã Tâm Kinh : “Sắc bất dị không , không bất dị sắc ; thọ , tưởng , hành , thức , diệc , phục như thị …” và tìm đến triết lý “tánh không” của ngài Long Thụ . Qua cuốn sách của anh Bách , tôi suy ngẫm về cái Không lượng tử theo đó chân không là vật chất , vật chất là chân không , hai cái đó chỉ là một giả ngữ , chúng liên hoàn tương tác với nhau , cái này chứa cái kia ; chân không , vật chất chẳng sao tách biệt .
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5764)
21 Tháng Năm 2015(Xem: 6093)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tự, chạy trời không khỏi nắng!