Không Chỉ Là Vấn Đề Cải Đạo - Lý Chơn Ngộ

21 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 29542)

KHÔNG CHỈ LÀ VẤN ĐỀ CẢI ĐẠO
Lý Chân Ngộ

Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm.

Phải nhắc lại rằng: Đạo Phật là Đạo giác ngộ. Thế nên, khi nói đến vấn đề cải Đạo tín đồ Phật Giáo thì có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là người đã theo đạo Phật có qui Y Tam bảo, giữ Ngũ giơí sinh hoạt thường xuyên, có học hỏi giáo lý Phật Đà; hai là tín ngưỡng dân gian, thờ ông bà tổ tiên.

Vì sao tôi nói đến điều này, vì cần có 2 cách nhìn. Một là, Phật tử tự giác ngộ tìm đến Đạo Phật, là tìm cho mình ngọn đèn chân lý, dẫn dắt tu học đến bờ giải thoát. Giải thoát điều gì? Giải thoát luân hồi sinh tử, hiểu sâu nhân quả, nhận chân lẽ vô thường.

Hai là tín ngưỡng dân gian, vì dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời là thờ ông bà tổ tiên, một bình hoa, oản chuối chưa đủ gọi là Phật tử, mặc dù mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông.

Bấy lâu hình như ta hay bao gồm cả việc giác ngộ và nếp sống của tổ tông là người Phật tử. Cần phân biệt rõ ràng cải Đạo tín đồ trong đó gồm thành phần nào? Theo tôi có hai thành phần:

- Những người trong gia đình theo Đạo Phật khi lập gia đình thì theo chồng hoặc vợ bỏ Đạo hay theo Đạo khác.

- Hai là gia đình có ông bà, cha mẹ là Phật tử nhưng bản thân họ không qui y khi lập gia đình thì theo tôn giáo của chồng hoặc vợ.

Phải phân tích như vậy vì tôi muốn làm rõ vấn đề âm mưu cải Đạo tín đồ Phật giáo. Họ đang nhắm vào thành phần nào trong Đạo Phật, hay ở đây có sự nhầm lẫn giữa sự tranh thủ tín đồ.

Mà họ là ai? Là những người chưa biết gì về một chữ Đạo Phật hay châm ngôn của người Phât tử là giác ngộ giải thoát. Như vậy thì không thể gọi là cải Đạo, mà ta cần làm cho Đạo Phật toả sáng giúp họ hiểu biết và thu hút họ tìm cuộc sống thanh cao hơn trong Đạo Phật.

Chúng ta muốn thỉnh nguyện chư tôn giáo phẩm quan tâm đến vấn đề cải đạo, nhưng cần có những đề án, có lập luận rõ ràng. Theo đề xuất thì cần có nội dung, địa điểm, họ tên thật, sự việc thật.
Mà tôi nhận thấy phản hồi thì xa vời, lạc lõng với chủ đề chúng ta cần đề xuất quá. Chỉ là lời khen tặng hay vui mừng tôi thấy chưa đủ tập trung ý kiến.

Tôi xin nêu những suy nghĩ của mình cùng quí đạo hữu rồi cùng nhau trao đổi tìm ra hướng đi chung cho việc đề xuất lên lãnh đạo. Theo tôi nhận thấy không chỉ có vấn đề cải đạo tín đồ là quan trọng nhất, mà còn những vấn đề đã được nêu ra, cần nhắc lại như:

- Thiếu đoàn kết nội bộ, còn phân biệt tông môn hệ phái

- Sự lợi dưỡng ngày càng gia tăng, Tăng ni còn ngại khó, ngại khổ không dám về vùng sâu vùng xa nên ánh sáng Phật Pháp chưa lan toả

- Đạo Phật ở một số vùng ngày càng biến tướng thành mê tín, tà kiến, thiếu sự giác ngộ theo chân lý Đức Phật đã dạy (nhân quả, công bằng)

- Thế hệ tăng ni trẻ chưa có chỗ đứng trong giới lãnh đạo, chưa có tiếng nói riêng.

- Lễ hội còn hạn hẹp trong khuôn khổ, chưa đủ sức thu hút quần chúng.

- Vùng sâu vùng xa hoạt động chưa mạnh vì thiếu người hướng dẫn , vì tăng ni chưa học được ngôn ngữ đồng bào dân tộc ít người cho nên khó hoằng pháp, khó gần gũi, chính quyền vùng sâu vùng xa chưa hiểu được vai trò của đạo Phật trong việc giữ gìn độc lập và thống nhất của tổ quốc.

- Lớp trẻ không mấy mặn mà với Đạo Phật vì họ chỉ nhận thấy lễ nghi và thờ cúng không mang tính xã hội hoá.

- Phật tử các vùng miền tự cô lập mình chưa đoàn kết, chưa có mối liên hệ chung. Chính phật tử cũng phân biệt tông môn hệ phái thì lấy đâu sự đoàn kết, lấy đâu sức mạnh chung .

- Chùa to Phật lớn nhưng Phật tử đến chỉ chỉ để cầu nguyện van xin thiếu học hỏi giáo lý Phật Đà.

- Con vua lại làm vua còn (đệ tử của vị trụ trì về trụ trì tiếp) trong khi nhiều người có năng lực hơn thì ngồi chơi xơi nước.

Như vậy, cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm.

Lý Chơn Ngộ

(phattuvietnam.net)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11638)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11949)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6184)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5110)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8080)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22770)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29376)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9206)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8446)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7809)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?