Không Chỉ Là Vấn Đề Cải Đạo - Lý Chơn Ngộ

21 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 29543)

KHÔNG CHỈ LÀ VẤN ĐỀ CẢI ĐẠO
Lý Chân Ngộ

Cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm.

Phải nhắc lại rằng: Đạo Phật là Đạo giác ngộ. Thế nên, khi nói đến vấn đề cải Đạo tín đồ Phật Giáo thì có hai khía cạnh cần quan tâm, đó là người đã theo đạo Phật có qui Y Tam bảo, giữ Ngũ giơí sinh hoạt thường xuyên, có học hỏi giáo lý Phật Đà; hai là tín ngưỡng dân gian, thờ ông bà tổ tiên.

Vì sao tôi nói đến điều này, vì cần có 2 cách nhìn. Một là, Phật tử tự giác ngộ tìm đến Đạo Phật, là tìm cho mình ngọn đèn chân lý, dẫn dắt tu học đến bờ giải thoát. Giải thoát điều gì? Giải thoát luân hồi sinh tử, hiểu sâu nhân quả, nhận chân lẽ vô thường.

Hai là tín ngưỡng dân gian, vì dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời là thờ ông bà tổ tiên, một bình hoa, oản chuối chưa đủ gọi là Phật tử, mặc dù mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông.

Bấy lâu hình như ta hay bao gồm cả việc giác ngộ và nếp sống của tổ tông là người Phật tử. Cần phân biệt rõ ràng cải Đạo tín đồ trong đó gồm thành phần nào? Theo tôi có hai thành phần:

- Những người trong gia đình theo Đạo Phật khi lập gia đình thì theo chồng hoặc vợ bỏ Đạo hay theo Đạo khác.

- Hai là gia đình có ông bà, cha mẹ là Phật tử nhưng bản thân họ không qui y khi lập gia đình thì theo tôn giáo của chồng hoặc vợ.

Phải phân tích như vậy vì tôi muốn làm rõ vấn đề âm mưu cải Đạo tín đồ Phật giáo. Họ đang nhắm vào thành phần nào trong Đạo Phật, hay ở đây có sự nhầm lẫn giữa sự tranh thủ tín đồ.

Mà họ là ai? Là những người chưa biết gì về một chữ Đạo Phật hay châm ngôn của người Phât tử là giác ngộ giải thoát. Như vậy thì không thể gọi là cải Đạo, mà ta cần làm cho Đạo Phật toả sáng giúp họ hiểu biết và thu hút họ tìm cuộc sống thanh cao hơn trong Đạo Phật.

Chúng ta muốn thỉnh nguyện chư tôn giáo phẩm quan tâm đến vấn đề cải đạo, nhưng cần có những đề án, có lập luận rõ ràng. Theo đề xuất thì cần có nội dung, địa điểm, họ tên thật, sự việc thật.
Mà tôi nhận thấy phản hồi thì xa vời, lạc lõng với chủ đề chúng ta cần đề xuất quá. Chỉ là lời khen tặng hay vui mừng tôi thấy chưa đủ tập trung ý kiến.

Tôi xin nêu những suy nghĩ của mình cùng quí đạo hữu rồi cùng nhau trao đổi tìm ra hướng đi chung cho việc đề xuất lên lãnh đạo. Theo tôi nhận thấy không chỉ có vấn đề cải đạo tín đồ là quan trọng nhất, mà còn những vấn đề đã được nêu ra, cần nhắc lại như:

- Thiếu đoàn kết nội bộ, còn phân biệt tông môn hệ phái

- Sự lợi dưỡng ngày càng gia tăng, Tăng ni còn ngại khó, ngại khổ không dám về vùng sâu vùng xa nên ánh sáng Phật Pháp chưa lan toả

- Đạo Phật ở một số vùng ngày càng biến tướng thành mê tín, tà kiến, thiếu sự giác ngộ theo chân lý Đức Phật đã dạy (nhân quả, công bằng)

- Thế hệ tăng ni trẻ chưa có chỗ đứng trong giới lãnh đạo, chưa có tiếng nói riêng.

- Lễ hội còn hạn hẹp trong khuôn khổ, chưa đủ sức thu hút quần chúng.

- Vùng sâu vùng xa hoạt động chưa mạnh vì thiếu người hướng dẫn , vì tăng ni chưa học được ngôn ngữ đồng bào dân tộc ít người cho nên khó hoằng pháp, khó gần gũi, chính quyền vùng sâu vùng xa chưa hiểu được vai trò của đạo Phật trong việc giữ gìn độc lập và thống nhất của tổ quốc.

- Lớp trẻ không mấy mặn mà với Đạo Phật vì họ chỉ nhận thấy lễ nghi và thờ cúng không mang tính xã hội hoá.

- Phật tử các vùng miền tự cô lập mình chưa đoàn kết, chưa có mối liên hệ chung. Chính phật tử cũng phân biệt tông môn hệ phái thì lấy đâu sự đoàn kết, lấy đâu sức mạnh chung .

- Chùa to Phật lớn nhưng Phật tử đến chỉ chỉ để cầu nguyện van xin thiếu học hỏi giáo lý Phật Đà.

- Con vua lại làm vua còn (đệ tử của vị trụ trì về trụ trì tiếp) trong khi nhiều người có năng lực hơn thì ngồi chơi xơi nước.

Như vậy, cần nhìn nhận việc cải đạo chỉ là một đe dọa nhỏ của Phật giáo. Đe dọa lớn hơn là sự phát triển tự thân của Phật giáo, đặc biệt là việc hoằng dương Phật pháp tới những người mới chỉ có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm.

Lý Chơn Ngộ

(phattuvietnam.net)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5871)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7327)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16870)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6727)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8657)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5528)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4167)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16313)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7575)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9980)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.