Ki-tô Hữu Truyền Giáo Bất Hợp Pháp Tại Đại Tháp Giác Ngộ Ấn Độ

14 Tháng Bảy 201409:25(Xem: 9965)
KI TÔ HỮU TRUYỀN GIÁO BẤT HỢP PHÁP
TẠI ĐẠI THÁP GIÁC NGỘ ẤN ĐỘ

blankTờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận. (Chú thích: Ddangbarpgi chỉ cho hành vi truyền giáo của các Ki-tô hữu tại các địa điểm hành hương linh thiêng của các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo)

Vụ việc được đưa ra ánh sáng thông qua một đoạn video gửi đến Beopbo Shinmun bởi một nhà sư Phật giáo, Ni sư Beopsu, người đã có mặt tại Đại tháp Giác Ngộ trong vài tháng thực hành thiền định, tờ báo cho biết.

Trong video, một người đàn ông Hàn Quốc chơi guitar trong khi hai người khác đang hát và cầu nguyện. Ni sư Beopsu đã tạm ngừng thực tập thiền để yêu cầu họ dừng lại ngay lập tức và rời khỏi Thánh tích, cũng như tự hỏi làm thế nào mà họ có thể "làm một điều thiếu tôn trọng như vậy ở nơi Đức Phật đạt được giác ngộ", tờ báo cho biết.

Tuy nhiên, họ nói với cô rằng Chúa Ki-tô giáo là cứu tinh duy nhất và rằng họ đã "rao giảng lời Chúa bởi vì họ thương xót cho những người đã không được cứu rỗi".

Khi Beopsu nói với các tín hữu rằng cô sẽ "thông báo cho Hàn Quốc những gì họ đã làm", họ vội vàng rời khỏi nơi đó, theo tờ báo.

Beopbo Shinmun báo cáo rằng "tình trạng này là nghiêm trọng bởi vì, khi các Ki-tô hữu Hàn Quốc công khai thực hiện một hành động truyền giáo thái quá như vậy nơi Đại tháp Giác Ngộ, xung đột tôn giáo nghiêm trọng và các vấn đề ngoại giao có thể xảy ra".

Thậm chí giữa các Ki-tô hữu Hàn Quốc, Ddangbarpgi cũng bị xem là gây tranh cãi và thường bị chỉ trích. Trong năm 2010, một đoạn video đã được lưu hành, trong đó những người trẻ tuổi đã tổ chức nghi thức của Ki-tô giáo ở Bongeunsa, một trong những nơi thờ tự Phật giáo lớn nhất tại Seoul.

Sau tranh cãi của đoạn video, nhóm đã chính thức xin lỗi chùa Bongeunsa.

Cũng trong năm 2010, Hội đồng Ki-tô giáo Daegu đã được nhìn thấy trong một đoạn video khi đang thực hiện nghi thức Ki-tô giáo tại chùa Donghwasa, một ngôi chùa ở thành phố Daegu.

Trong tháng 12 năm đó, Hiệp hội Báo chí Giáo hội Hàn Quốc tuyên bố thông qua tờ nhật báo Kukmin Ilbo rằng "Ddangbarpgi không được coi là sự thể hiện hay thực hành giáo lý Ki-tô giáo hợp pháp".

Văn Công Hưng (Theo HuffPost Korea) (Giác Ngộ)


Korean Christians Stir Controversy

By Holding Service At Sacred Buddhist Site

HuffPost Korea | By 강병진


The local Buddhist newspaper Beopbo Shinmun reported this week that “Korean Christians were observed singing hymns and missionary prayers, allegedly doingDdangbarpgi in a Buddhist temple and UNESCO World Heritage Site, the Mahabodhi Temple." Ddangbarpgi refers to the act of Christians worshiping at sacred locations of other religions, primarily Buddhism.

The incident came to light through a video sent to Beopbo Shinmun by a Buddhist nun, Venerable Beopsu, who has been at the Mahabodhi Temple for several months practicing silence, the newspaper reports. The temple is in Bodh Gaya, an area in the northeast of India that is reputed to be where Buddha obtained enlightenment.

In the video, a Korean man plays the guitar while two others appear to be singing and praying. Beopsu broke her silent meditation to ask them to stop immediately and leave the temple, wondering how they could "do such a disrespectful thing in a shrine where Buddha found enlightenment," the paper reports. However, they reportedly told her that the Christian God is the only savior and that they were “preaching the word of God because [they] pity those who have not been saved.”

When Beopsu told the Christians that she would "inform Korea what they did," they left in a hurry, according to the paper. Beopbo Shinmun reports that "this state of affairs is significant because, when it becomes public that Korean Christians performed such an outrageous missionary act in the Mahabodhi Temple, serious religious conflicts and diplomatic problems may come into play.”

Even among Korean Christians, Ddangbarpgi is seen as controversial and is often criticized. In 2010, a video was circulated in which young people held Christian services in Bongeunsa, one of the biggest Buddhist temples in Seoul. Following the video's controversial reception, the group officially apologized to Bongeunsa. Also in 2010, the Christian Council of Daegu was seen in a video holding Christian services at the Donghwasa temple, a Buddhist temple in the city of Daegu. In December of that year, the Korean Church Press Association stated via the daily newspaper Kukmin Ilbo that "Ddangbarpgi is not considered to reflect legitimate Christian doctrine or practice.”

This post was translated from Korean and was originally published on HuffPost Korea.




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5851)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7306)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16851)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6703)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8615)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5514)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4155)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16285)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7559)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 7506)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh.