Tệ Nạn Trong Phật Giáo

15 Tháng Ba 201503:32(Xem: 7310)

TỆ NẠN TRONG PHẬT GIÁO

Minh Mẫn

 

20140930184626-nha-su-khoe-dap-hop-iphone-6-se-bi-xu-ly-ky-luat-2-tccl
Sư Thích Thanh Cường với iphone 6 mới

Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật, không ngoài mục đích đánh mất niềm tin của quần chúng nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng khi mà trình độ hiểu biết của quần chúng về giáo lý nhà Phật chưa đồng bộ với niềm tin thuần khiết.

Người ta vẫn thắc mắc, tại sao  tệ nạn tai tiếng những năm gần đây, ngày càng rộ nở mà trước 1975, Phật giáo chưa bao giờ phải đối mặt với những thành phần mất phẩm chất như thế. Trước kia, tuy thời chiến tranh loạn lạc, PGVN phải đứng trước nhiều vấn nạn và trách nhiệm sau khi GHPGVNTN ra đời, việc giáo dục đào tạo tu sĩ rất hạn chế trong vài trường lớp chính quy, ngoài ra truyền thống tông môn pháp phái cũng góp phần không nhỏ bảo vệ giới luật tông quy, nhất là Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung, điệu chúng được rèn luyện nghiêm túc oai nghi, trước khi thọ Sa Di, giới tử bắt buộc phải thuộc lòng bốn cuốn luật: “Tỳ Ni- Sa di – Oai Nghi – Cảnh sách”, rồi hai thời công phu, giáo lý cơ bản…chính vì thế, người tu ra đường tạo một hình ảnh đẹp dưới cái nhìn của xã hội; ngay cả các chú Tiểu cắp sách đến trường, cung cách xử sự cũng khác với đám trẻ cùng lứa.

Có ngưởi cho rằng, do dân số gia tăng ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội qua các phương tiện truyền thông báo mạng, báo giấy đã tác hưởng không nhỏ vào số tu sĩ trẻ.. nói thể chỉ là cách chữa cháy. Tôn giáo bạn cùng tồn tại trong một xã hội, số tín đồ ngày càng gia tăng nhanh hơn Phật giáo, thế tại sao ít thấy tai tiếng nào thông qua các phương tiện truyền thông xã hội? phải chăng Phật giáo đã bị xã hội hóa ?

Ngày nay, PG có nhiều trường lớp đào tạo tu sĩ: Học viện  Sóc Sơn Hà nội, Học viện Thừa Thiên Huế, Học Viện Vạn Hạnh TP HCM, Học viện Phật giáo Nam Tông K’hmer. Riêng trung cấp Phật học cũng đã có 32 trường. Như thế, việc đào tạo tu sĩ hiện nay so với trước 1975 có hệ thống toàn diện hơn, chặt chẻ hơn, tốt nghiệp cử nhân, tiến sĩ cũng nhiều hơn, và tổ chức Giáo hội cũng thống nhất hơn, hầu hết các hệ phái đều nằm trong giáo hội, thế nhưng, việc kiểm soát Tăng ni vẫn không toàn vẹn. Ngay cả các chú điệu cũng ngoài tầm kiiểm soát và giáo dục của thầy bổn sư. Tăng chúng trong một già lam, một số chùa cũng sinh hoạt tùy tiện. Chùa Đ.L ở Tân Bình, chư Tăng tham gia cúng ngọ, quả đường, hay công phu bái sám đều được HT trụ trì cúng tiền khích lệ.

Đã từng có chú tiểu cầm dao và tiền đưa lên face book mà thầy trụ trì hoặc thầy Bổn sư không hay biết. Ngày nay, điệu chúng vào chùa được xuống tóc ngay, và tiếp tục theo học ngoại điển mà không phải qua thời gian tập sự giới luật, nội quy ở chùa, không phải thờ thầy theo luật định và tùng chúng theo thanh quy như xưa kia. Một số vị tuổi trên 20, khi vào xuất gia hoặc tự cạo đầu, xin nhập chúng vài năm, nắm rõ kinh kệ, không cần giáo lý, quen biết một số tín đồ, sau đó tự ý ra lập am thất sống tự do, không ai kiểm soát. Những trường hợp như thế, nhân thân một vị tu sĩ trên hình thức, nhưng tư cách không khác một người thế tục; rất nhiều tình trạng không qua trường lớp nghiêm túc, đã dẫn đến hành sử thiếu oai nghi mất tế hạnh.

Đến nay, giáo hội thành hình trên 30 năm,Ban kiểm soát, Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng ni vẫn chưa có một sách lược kiểm soát giáo dục tu sĩ theo quy củ. Tu sĩ đã như vậy thì làm sao tránh khỏi hàng tín đồ nhiệt tâm quá mức, lợi dụng chức danh của thầy tổ để hoạt động ra ngoài  nội quy của tổ chức. Ví dụ, một số tín đồ nhiệt tâm với Phật sự, lập đạo tràng mà nội quy Ban Văn Hóa không cho phép, căng biều ngữ lên xe chạy khắp phía Bắc, văn phòng 1 cũng không hề hay biết. Tóm lại, giáo hội là một tổ chức nhưng thiếu tổ chức, vì thế nẩy sanh lắm tệ nạn, không ai chịu trách nhiệm.

Nếu có một ban Kiểm Soát tổng thể gồm nhân sự của các ban ngành đề cử, có trách nhiệm thường xuyên theo dỏi báo  giấy, báo mạng và mọi tin tức xã hội để phản ảnh kịp thời cho ban TTTT đối phó xử lý thì những tai tiếng, những tệ nạn sẽ được giảm thiểu. Khi phát hiện, xác minh một cá nhân tạo ra tai tiếng, ban TTTT hợp tác với Ban Tăng sự, ban Giám luật và các ngành liên đới đến tận nơi gặp trụ trì, bổn sư tìm hướng giải quyết. Nếu là thành phần ngoài xã hội lạm dụng chiếc áo nhà tu, giáo hội có quyền nhờ địa phương can thiệp. Các chúng điệu ngoài ngoại điển, bắt buộc phải qua trường lớp Phật học để có chất Phật trong nhân cách và hiểu biết đúng lý tưởng.

Một Ban Kiểm soát tổng thể gồm nhân sự của các Ban ngành trong giáo hội tham gia, thiết nghĩ không khó để theo dỏi mọi sinh hoạt trong nội bộ cũng như trên các trang mạng xã hội, ngăn chận kịp thời các tệ nạn manh nha.

Tệ nạn hiện nay không thể đổ lỗi cho ngành TTTT hay Ban Tăng sự…đây là trách nhiệm chung của các ban ngành trong Phật giáo. Thầy Bổn sư, thầy trụ trì cũng có một trách nhiệm không nhỏ góp phần nghiêm túc hóa cho các tu sĩ trẻ. Có như thế, Phật giáo mới tạo được hình ảnh đẹp dưới mắt xã hội và củng cố niềm tin cho tín đồ Phật giáo.

 

                                                                MINH MẪN

                                                                   15/3/2015
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5852)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16851)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6705)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8616)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5515)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4156)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16285)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7559)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9971)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 7507)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.Tôi về nhà, thắp hương, lễ Phật và bắt đầu tụng. Đối với tôi, một cậu thanh niên tuổi còn trẻ, mới học Phật, việc đọc tụng kinh này vô cùng khó. Tuy nhiên nghe lời nhà sư, tôi quyết tâm tụng cho hết quyển kinh.