Trụ Trì Chùa Quán Sứ: Đi Giải Hạn Không Thể Tránh Được Hạn! - Hoàng Nguyên (Thực Hiện)

10 Tháng Hai 201200:00(Xem: 16316)

Trụ trì chùa Quán Sứ:
ĐI GIẢI HẠN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC HẠN!

Hoàng Nguyên (Thực hiện)

Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên....

Tiếp tục làm rõ và giải thích về các hiện tượng bói toán, gieo quẻ, cúng lễ và giải hạn giải sao.... PV Vietnamnet đã tìm đến  Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có cuộc trao đổi:

Xem bói: Lãng phí tiền bạc mà dễ gây hại vào thân

- Việc người dân đi chùa nhưng lại thường hay xem bói, xem tướng liệu có đúng với tinh thần của Phật Giáo?

Việc đi chùa mà xem bói, xem tướng trong Phật Giáo là không hề có chuyện đó. Trong nhà chùa nguyên tắc không bao giờ có chuyện xem bói và chỉ có các ông thầy bên ngoài nhân dịp lễ hội mới tổ chức xem bói mà thôi.

 

blank

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tôi cũng nghĩ rằng mọi người không nên xem bói. Bởi vì con người Phật đã dạy là có Nhân – Quả. Mình làm điều tốt sẽ gặt lấy điều tốt, làm điều xấu sẽ gặt phải điều xấu. Còn việc ông thầy bói phán sẽ chỉ làm ta phải suy nghĩ và gây hại vào bản thân.

Ví dụ như ông thầy bói phán ta phải kiêng cái này thì sẽ tránh được điều này, ta kiêng và tránh được thì ta nghĩ rằng ông ta nói cũng đúng, và nếu ta không may bị phải thì cũng suy nghĩ rằng ta không kiêng nên gặp phải nên ông thầy nói cũng vẫn đúng. Như vậy ta chỉ tốn tiền bạc cho ông thấy bói và vô hình tự tạo cho mình cái nhân-quả.

- Nhiều người dân hiểu luật nhân quả rằng mình đi chùa càng nhiều, dâng tiền lễ càng nhiều như vậy sẽ gặp được điều tốt, như vậy liệu có đúng không?

Hoàn toàn sai nếu hiểu như vậy. Nếu hiểu như vậy thì phải chăng người nào càng giàu có cung tiến lên chùa càng nhiều thì sẽ được sống mãi mà chả phải tu tâm tu đức gì hay sao!

Hãy hiểu rằng đến lễ chùa cần có cái tâm để tự cải thiện mình theo lời dạy của Phật là làm phúc, làm điều lành không làm điều ác. 1 đồng của người nghèo dâng lên chùa có thể bằng cả triệu đồng của người giàu chỉ cần người đó có tâm!

Thiên kinh vạn quyển của nhà Phật cũng chỉ dạy và khuyên con người có như vậy chứ không có chuyện dâng tiền lễ càng nhiều thì gặp càng nhiều điều tốt là hoàn toàn hiểu sai và trái ngược với luật Nhân Quả theo tinh thần của Đạo Phật.

blank

Thầy bói ngày nay thường phán: Nên kiêng cái này để tránh được điều này!!? (Tranh biếm họa Thầy bói xem voi của COMXANH)

Nghiệp là có thể đổi...

- Tuy có rất nhiều người biết là chuyện xem bói là mê tín, không đúng nhưng họ vẫn rất muốn xem, đơn giản có thể là vì tò mò. Thầy có lời khuyên gì cho họ?

Nghiệp tức là tương lai của một con người có thể thay đổi do việc làm của mình. Mình làm điều thiện thì nghiệp của mình sẽ nhẹ đi, càng làm điều xấu nghiệp sẽ nặng lên. Nghiệp có thể thay đổi hay không tất cả là do mình tự tạo nên mà thôi.

Vì vậy xem bói không mà không tự cố gắng tu tâm tích đức thì không thể làm được gì thậm chí tự khiến cho nghiệp của mình nặng lên.

blank

Thầy bói phán tốt thì sẽ không cần phải làm gì? (Ảnh: Yume)

- Xin thầy cho ý kiến theo tinh thần Phật Giáo về việc đầu năm có nhiều nơi tổ chức cúng giải hạn giải sao?

Ở nhà chùa và nhiều nơi, có lễ đầu năm là lễ cầu bình an, cầu cho quốc thái dân an cầu gia đình hạnh phúc….là điều tốt và đúng trong đạo Phật bởi qua lễ cầu đó mục đích là để người đến lễ để nhớ lại những điều phật dạy, để mong

Còn lễ giải hạn giải sao là do các tục lệ thời xưa từ Trung Quốc, khi họ tính tuổi ra các sao hạn sao nhẹ để rồi mới có những lễ này. Rồi thời nay nhiều người theo các cách tính sao đó đến chùa nhờ các thầy trong chùa làm sớ để giải hạn. Nhưng nếu đúng như vậy thì hỏi các sao trên trời to bằng một hành tinh khi chiếu hoặc rơi xuống thì đúng là gặp nguy chứ làm sao mà giải được!

Vì vậy nên việc cúng sao giải hạn, giải sao vào mỗi tháng chỉ nên hiểu như một lễ cầu an để tự mình răn mình, tự tạo Nhân – Quả cho mình mà buổi lễ mỗi tháng như một dịp nhắc nhở mà thôi. Không nên hiểu việc đi giải hạn, giải sao sẽ có thể tránh được cái hạn, cái không may.

Tôi thấy nhiều người đến giải hạn giải sao mà dùng cả hình nhân thế mạng, rồi hóa gây ô nhiễm và lãng phí. Nếu làm như vậy mà tránh được thì ai cứ có tiền để mua những thứ đó mà đốt sẽ tránh được hết mà không cần phải tích đức hay sao?

Mọi người cũng nên quan niệm cái hạn, cái không may cũng là một điều hết sức tự nhiên của vạn vật, mọi thứ đều có một chu kì nhất định. Giống như con người sinh ra ai cũng có lúc khỏe, lúc yếu vì đó là thời vận. Nhưng vạn vật vẫn sẽ có nhân quả, chỉ cần chúng ta sống có ích không gây điều ác thì những lúc thời vận xấu sẽ không ảnh hưởng quá lớn.

- Xin cám ơn Thầy!

(Nguồn: VietNamNet)

Bài viết liên quan đến chủ đề:

CÚNG SAO GIẢI HẠN - Hoàng Liên Tâm

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠO PHẬT VỀ TỬ VI BÓI TOÁN

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Ba 2015(Xem: 5852)
Việc xây dựng am cốc, tịnh thất ngày nay không còn tùy thuộc vào luật định của giới bổn, hầu hết làm theo sáng kiến cá nhân, không mang dáng dấp của sự tu tập, thậm chí chạy theo kiến trúc thời đại, mẫu mã hình dạng là một biệt thự chứ không còn là biệt thất hay tịnh thất.
15 Tháng Ba 2015(Xem: 7310)
Chức năng “Thông Tin Truyền Thông” (TTTT) của Giáo hội Phật giáo trong nước hiện nay không đủ khả năng đối phó kịp thời trước những tệ nạn trong nội bộ do một vài thành phần thiếu ý thức tạo ra, trong khi đó, bên ngoài cũng không thiếu những kẻ manh tâm phá hoại uy tín đạo Phật
11 Tháng Ba 2015(Xem: 16851)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 6704)
Hiện nay qua nhiều bài báo phê bình Phật Giáo trên mạng Internet, trong đó có cả mạng quốc tế nổi tiếng BBC, nhiều Phật tử đã than phiền, sinh hoạt tín ngưỡng của Phật Giáo tại nhiều chùa, đã quá nặng về tinh thần VỤ LỢI mà không nhắm đến tinh thần HOẰNG PHÁP ĐỘ SANH. Đa số Phật tử đi chùa suốt đời vẫn chưa biết chút gì về GIÁO PHÁP của Đức Phật để áp dụng vào đời sống. Một giáo lý có thể giúp cho họ và xã hội có thêm ĐẠO ĐỨC, TRÍ TUỆ, và HẠNH PHÚC. Điều mà xã hội VN đang rất cần bây giờ.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 8616)
Trong kinh Di giáo, Đức Phật khuyên răn đệ tử rằng: “Coi tướng lành dữ, tính tử vi, suy luận hão huyền, coi bói tính số; những việc coi ngày giờ tốt xấu như thế này đều không nên làm”. Luận Đại trí độ quyển 3 nói: “Người xuất gia lấy thuật xem tinh tú, nhật nguyệt phong vũ… để tồn tại, là cầu miếng ăn” là một trong những cách mưu sinh không chính đáng mà Đức Phật khuyến cáo người xuất gia cần phải tránh xa.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 5515)
Tam Giáo là khái niệm chỉ cho đạo Phật - đạo Lão - đạo Nho. Về bản chất khác nhau hoàn toàn, không thể cùng nguồn gốc. Đạo Phật xuất phát tại Ấn Độ, Nho giáo và Lão giáo là hai tôn giáo bản địa của người Trung Hoa.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4156)
06 Tháng Chín 2014(Xem: 16285)
Theo thông tin từ trang nhà chùa Viên Giác (Q. Tân Bình TP. HCM), vào lúc 18h00 ngày 29/08/2011 nhằm ngày 24/08 Giáp Ngọ, ngày cuối cùng của Pháp Hội Địa Tạng xá tội vong nhân cũng là đánh dấu kết thúc mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu, tại chùa Viên Giác, TT Thích Đồng Văn cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính tổ chức lễ Chúc thực tống thánh và hóa sớ phụng tống chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền hồi quy Cực lạc diễn ra.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 7559)
.. “Trường hợp những vong linh được ký tự tại chùa mà trong vòng 03 tháng không thấy người thân đến thăm viếng thì đạo tràng sẽ gửi trả các vong linh trở về lại cho gia đình phụng thờ. Nếu để vong linh buồn tủi vì bị bỏ rơi không còn chốn đi về, vượt qua khỏi sự quản lý của thế giới U Minh,vong linh sẽ trở thành những vong hồn vô thừa nhận, làm cô hồn dã quỷ thì rất là tội nghiệp. Vì thế, đề nghị các thiện nam tín nữ muốn ký tự cho vong linh phải lưu ý các quy định nầy”...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 9971)
Tờ báo Phật giáo địa phương Beopbo Shinmun trong tuần trước đã đăng tải thông tin, cho biết "Nhìn thấy các Ki-tô hữu Hàn Quốc đang hát thánh ca và cầu nguyện truyền giáo, bị cáo buộc thực hiện Ddangbarpgi trong một Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo, là di sản thế giới được UNESCO công nhận.