Chùm Thơ Thất Ngôn Thập Nhị Cú

21 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 13726)
tuyentapmungxuan3
Chùm thơ

thất ngôn thập nhị cú
 
 
Xuân tức cảnh

 
Xuân của đất trời, xuân của ai?
Mà nơi non lạnh, liếp thưa cài
Mù mây lửng thửng chơi đồi vắng
Sương khói lơ thơ dạo lũng dài
Nắng mới nể tình hong ấm tóc
Gió lành vị nghĩa thổi vui tai
Đá nằm vườn cỏ, công bao độ
Hoa nở hiên lan, đức mấy vài
Thơ vụng mượn vần, đùa trúc biếc
Bút cùn khoe chữ, cợt đào phai
Lộc non phơi phới, rừng thay áo
Đón khí thanh dương, mở cửa sài!
 
Xuân tự sự
 
Gẫm chuyện năm qua, Phật mỉm cười
Làm nhiều, nghỉ khỏe, lãng du chơi
Dựng xây chùa cảnh, duyên lo vốn
Sáng tác thơ văn, chữ kiếm lời
Việc được, việc chưa, nghe pháp nói
Điều hay, điều dỡ, ngắm hoa rơi
Bụi mê, bỏ quét, xoa rồi phủi!
Thuyền giác, buông chèo, chống lại bơi!
Lòng rỗng, phiền ưu không khoái chỗ
Óc nhàn, tham giận chẳng thèm nơi
Đã về, đã tới quê hương cũ
Then khóa tử sinh, lỏng chốt rồi!
 
Xuân trí tuệ
 
Giác tính muôn xưa vẫn tịch thường
Xuống trần, quang rạng một vầng dương
Soi lòng khô mục, bung hoa lộc
Chiếu óc trơ lì, biết hiểu thương
Tăm tối nghe kinh, trăng dọi bóng
U mê học pháp, nước mài gương
Mắt mù, mò mẫm tìm chân thực
Thân tật, lần dò gặp cố hương
Sanh, già - vỡ đất, trồng cây trái
Bệnh, chết - lấp mồ, cấy ruộng nương
Phản chiếu, hồi đầu, nguyên diện mục
Thế gian như thị, Tuệ-Con-Đường!
 
Xuân từ bi
 
Xuân Phật, thương ai khổ, đói, nghèo
Lại thêm đạo lý tóp rồi teo!
Trông lên, bao kẻ xơi vàng lá
Nhìn xuống, lắm người xực cám heo
Túng quẩn, giết bừa, tù khóa buộc
Đói cuồng, cướp cạn, tội cùm đeo
Cánh đồng tình nghĩa, cây khô nỏ
Sa mạc nhân luân, lửa cháy xèo
Xấu ác quen nề, không biết thẹn
Tốt lành tủi phận, phải nằm queo
Cao hiền, trí giả, tâm vô lượng
Thuyền nhỏ, từ bi, vẫn ráng chèo!
 
 
Chào Xuân Giáp Ngọ
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11590)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12154)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 11044)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12948)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8935)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44256)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6612)
Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9549)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm: