Thủy: Chung

29 Tháng Sáu 201403:40(Xem: 6594)

THỦY: CHUNG

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

LTS: Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Chiêu Quân xuất hiện như một sứ giả của hoà bình, nàng được miêu tả như một người phụ nữ thông minh tuyệt đỉnh, sắc đẹp tuyệt vời luôn hết lòng vì hòa bình và sự bảo tồn giang sơn nhà Hán. Sự quên mình của nàng đã góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô.
Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Đại Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành. Công chúa Huyền Trân, vị công chúa nước Nam tài sắc vẹn toàn, đã thay mặt triều đình nhà Trần, thực hiện sứ mệnh ngoại giao, tạo hoà bình giữa hai nước, đã thường xuyên tranh chấp lâu đời với nhau. Cuộc hôn nhân không những mang lại hòa bình cho hai nước Việt – Chiêm mà còn mang lại cho nước Việt hai châu Ô và Lý, Lý tức ba tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị và Quảng Bình ngày nay.
Bài Thủy: Chung, của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm lần đầu tiên đưa ra sự đồng điệu giữa hai nàng công chúa trong hai thời điểm khác nhau hơn ngàn năm. Cả hai nàng đều vì quên mình mà làm viên gạch xây nền móng hoà bình cho đất nước và cho chúng sinh an lạc. Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là sự đồng điệu giữa 2 nguồn tư tưởng vĩ đại của 2 vị bồ tát là Nam Nhạc Tuệ Tư và Đức Huỳnh Phú Sổ về chữ Tánh nằm ngay trong thân ngũ uẩn này. Bài thơ này chỉ là giới thiệu với độc giả, nếu độc giả chú tâm thì đã có sẵn các bản dịch để nghiên cứu sự đồng điệu này.

Lấm tấm sao thưa treo đỉnh tuyết
Lá xanh rừng mấy dịp trút vàng khe
Mảnh pháp bào kiếp kiếp nắng mưa che
Muôn cõi cảnh hiện kinh quyền thần hóa.

Tóc Chiêu Quân bay một chiều nắng hạ
Lược Huyền Trân chưa chải hết sầu đông
Đường ai đi, biết không chỗ tận cùng
Lòng người đá cũng chẳng hề an nghỉ.

Thân phiêu bạc mang nặng nguồn đạo vị
Vóc hao gầy chẳng đổi gánh tình thâm
Chúng sinh ôi, bước bước có vô cùng
Nhất tâm nguyện theo với đời vĩnh kiếp.

Chùa cong mái xanh hai hàng bách diệp
Núi xây vòng, trống điểm xé màn đêm
Trên sư tử vàng, dưới biển rộng mông mênh
Tâm dâu bể, thân trải lòng dâu bể.

Từng cánh trắng hoa rơi vào nhân thế
Đất vàng hoa, chia nửa mảnh tình chung
Nửa ruộng vàng, nửa non bạc, cũng không
Chiều gió lộng đỉnh Thiên Thai gác kiếm.

Ngọn bút thần chấm điểm son đốn, tiệm
Phật là tâm, tâm Phật, thủy tức chung
Lối đi vòng, quanh quẩn giữa giả, không
Trang giấy ố, rã rời tay chép lại.

Một gạch nối, uống trọn ngàn đại hải
Màu thời gian đậm nhạt đã bao mùa
Nối đuốc tàn, đậm nét mực phân bua
Dòng kinh cũ dửng dưng bên tâm loạn.

Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn
Mõ chuông khua dấy động cõi tịch hư
Chia đôi bờ bỉ thử gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.

Câu huyền ca* ẩn tàng kinh huyền nghĩa**
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm
Thấy kệ kinh chẳng thấy tánh* tức tâm
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.

_____________________________

* Thấy đạo lý chớ nào thấy Tánh còn ẩn trong tim óc xác phàm. Giác Mê Tâm Kệ, Đức Huỳnh Phú Sổ (1920-1947)

** Phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư (515-577)


Bài đọc thêm:

Am Mây Ngủ - Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11548)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12094)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10996)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12899)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8888)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44227)
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9517)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 7852)
Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo – sau hơn hai thập niên giữ im lặng – bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.” Phải chăng, khúc vô thanh có nghĩa là cây đàn guitar phải treo lên vách để phơi bụi sau một thời của những tình ca tuyệt vời?