Một bài thơ kỳ vĩ bất khả tư nghì

02 Tháng Mười Hai 201410:42(Xem: 7312)

MỘT BÀI THƠ KỲ VĨ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ

Tâm Nhiên

 

Không thể nghĩ bàn là tiếng thơ của một con người sống trên mặt đất. Giữa thiên thanh vĩnh thúy, tiếng thơ ấy tự bao giờ đã bay lên đồng vọng mông mênh trên cung bậc hùng tráng như tiếng hát Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả, phát xuất từ một tuệ giác siêu phàm nhập thánh của bậc đạo sư Mật tông Tây Tạng Langri Thangpa Dorje Senge qua Tám Đoạn Thi Kệ Chuyển Hóa Tâm Thức.

Một bài thơ linh diệu được truyền tụng khắp vùng lục địa Châu Á, được chính đức Đạt Lai Lạt Ma và tất cả mọi thánh triết, hiền nhân trên thế giới từ xưa nay đều học thuộc lòng, thường xuyên miên mật áp dụng, thực hiện. Nguyên tác tiếng Tây Tạng, nhan đề Blo-Sbyong Tsig-Brgyad-Ma do Phạm Công Thiện:dịch sang Việt ngữ :

TÁM ĐOẠN THI KỆ CHUYỂN HÓA TÂM THỨC

I

Quyết tâm thành tựu

Sự hạnh phúc rộng lớn nhất cho tất cả sinh vật

Điều này còn hơn cả viên ngọc như ý

Tôi nguyện thường xuyên, liên tục thương yêu, quý mến hết thảy mọi chúng sinh.

II

Khi chung đụng với người khác

Tôi tự xem mình như là kẻ thấp hèn nhất trong mọi người

Và trong tận đáy lòng sâu thẳm của tôi

Luôn luôn trân trọng, kính quý những kẻ khác, coi họ như tối thượng.

III

Quán chiếu, xem xét sự lưu chuyển liên tục của tâm thức tôi trong tất cả mọi cử chỉ, hành động

Nếu một lúc nào đó, có nỗi ưu sầu, đau đớn nào đột nhiên phát khởi dậy

Gây tai hại cho chính tôi và cho những người khác

Tỉnh thức đối mặt, nhìn thẳng vào nỗi phiền não ấy, tôi liền chuyển hóa, làm tan biến nó đi.

IV

Khi chạm mặt với một người có tâm địa ác độc

Với người ngu si bị sai khiến, điều động bởi những điều nham hiểm, gian trá và bởi nhiều sự tàn bạo, điên rồ

Tôi vẫn quý thương, ngưỡng mộ người ấy, người thực khó thấy

Giống như mình bắt gặp một kho tàng trân châu vô cùng quý báu.

V

Khi những kẻ khác vì ghen ghét, đố kỵ

Đối đãi tôi tệ bạc, sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa tôi đủ điều tàn nhẫn

Tôi cũng hoan hỷ chấp nhận những tiếng lời nặng nề, ghê gớm của họ

Và nhường cho họ hoàn toàn sự đắc thắng.

VI

Khi có một người mà tôi giúp đỡ tận tình

Tôi đặt hết niềm hy vọng lớn lao vào người ấy

Nhưng rồi, chính người ấy lại giáng xuống đầu tôi bao nhiêu tai họa khủng khiếp

Tôi cũng xem người ấy như một người bạn tâm linh cao tột, như một bậc thầy, một bậc thiện tri thức đúng nghĩa của tôi.

VII

Nói gọn lại, tôi xin hiến dâng, trao tặng lợi ích tốt lành và hạnh phúc trọn  vẹn cho hết thảy những người mẹ, mọi mọi mẫu thân

Trong cuộc đời này và trong cả sự luân lưu, tiếp diễn miên trường, vạn đại mai sau

Và một cách kín đáo, tôi xin chịu nhận lãnh cho bản thân

Tất cả những tai nạn, khốn khổ, lao đao của tất cả những người mẹ tôi.

VIII

Hơn nữa, vì không nhiễm dính vào tám cơn gió loạn của thế gian như được và mất, khen và chê, sướng và khổ, danh thơm và tiếng xấu

Bởi nhìn thấy rõ ràng, tường tận tất cả những hiện tượng trong vũ trụ, nhân sinh đều huyễn hóa, huyễn hoặc

Tôi liền thoát khỏi sự chấp trước, bám víu và được giải phóng, giải thoát khỏi mọi sự nô lệ, buộc ràng của thế gian*.

Chuyển Hóa Tâm Thức là một bài thơ kỳ vĩ, bất khả tư nghì, do đạo sư Langri Thangpa Dorje Senge ngâm nga vang lừng trên những dãy núi cao nguyên, tuyệt mù tuyết phủ Hy Mã Lạp Sơn rờn lạnh. Tiếng thơ ngân rền, vang dội ầm ầm sấm sét, vọng xuyên qua đèo cao lũng thấp, chập chùng xuống vùng châu thổ, phố thị, làng mạc, bình nguyên…

Tiếng thơ thần diệu, vô tiền khoáng hậu đã âm thầm chuyển hóa tâm hồn tột độ, rốt cùng, toàn diện. Đó là chuyển qua cảnh giới Bồ đề tâm như Phạm Công Thiện nhận định rốt ráo tuyệt hảo : “Bồ đề tâm trong nghĩa phi thường tuyệt đối là chứng nhập, liễu tri vô tự tính của tất cả mọi sự, tức là Không Tính. Nghĩa là Đại Trí xuyên thấu đại mộng, xuyên vào tất cả những huyễn hóa, giả hiện của tất cả những gì xảy ra trong nội tâm, trong vũ trụ và cả ngoài vũ trụ bao la vô hạn.”*

Tiếng thơ như hơi thở bất sinh bất diệt của một tâm đạo tối thượng thừa, bao la hoằng viễn, vô lượng vô biên. Huyền đồng cùng tự tánh thanh tịnh, nhất như bình đẳng, độc đáo vô song.

Có ai trong chúng ta đã nghe được, cảm được và nhất là sống được với hồn thơ bát ngát đó, dù chỉ một câu thôi cho thật trọn vẹn, thâm nhập vào sâu thẳm tận đáy lòng ?

Tâm Nhiên

* Phạm Công Thiện. Nét Đẹp Tinh Túy Trong Sáng Của Đạo Lý Phật Giáo. Nhà xuất bản TP. HCM 2002.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 5630)
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9141)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7258)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9517)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7083)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9429)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7303)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7300)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11523)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?