Giới Thiệu Hai Bài Thơ Chữ Hán Của Nguyễn Trãi Và Nguyễn Du

03 Tháng Mười 201409:28(Xem: 6518)
GIỚI THIỆU HAI BÀI THƠ CHỮ HÁN
CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU
Nguyễn Lương Vỵ

NGUYỄN TRÃI

NGUYỄN DU

阮廌

秋夜客感

 








 

Phiên Âm:

 

NGUYỄN TRÃI

THU DẠ KHÁCH CẢM

 

Lữ xá tiêu tiêu tịch tác môn,
Vi ngâm tụ thủ quá hoàng hôn.
Thu phong lạc diệp ki tình tứ,
Dạ vũ thanh đăng khách mộng hồn.
Loạn hậu phùng nhân phi túc tích,
Sầu trung tống mục ngụ càn khôn.
Đáo đầu vạn sự giai hư huyễn,
Hưu luận Phàm vong dữ Sở tồn

 

Dịch Nghĩa:

 

Đêm Thu Cảm Hoài Nơi Đất Khách

 

Quán khách tiêu điều treo chiếu làm cửa
Bỏ tay vào áo ngâm thơ khẽ giọng trong buổi chiều
Lá rụng trong gió thu khêu gợi tình tứ
Đêm mưa ánh đèn mờ khiến khách thả hồn vào mộng
Sau loạn chẳng ai quen biết cũ
Trong cảnh sầu gửi tấm lòng vào trời đất
Trước sau mọi việc đều là hư ảo cả
Thôi đừng bàn chuyện Phàm mất với Sở còn làm gì.

 

Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch:

 

 

 

Đêm Thu Cảm Hoài Nơi Đất Khách

 

Hắt hiu quán trọ chiếu treo hờ
Chiều tay trong áo khẽ ngâm thơ
Lá rụng gió thu tình vẫy gọi
Đêm mưa đèn tối khách nằm mơ
Loạn lạc ai người quen biết nữa
Sầu dâng trời đất cảm thông cho
Mọi việc trước sau đều giả hết
Sở còn Phàm mất chuyện bá vơ
30.09.2014

阮攸

秋夜

 








 

Phiên Âm:

 

NGUYỄN DU

THU DẠ

 

Phồn tinh lịch lịch lộ như ngân,
Đông bích hàn trùng bi cánh tân.
Vạn lý thu thanh thôi lạc diệp,
Nhất thiên hàn sắc tảo phù vân
Lão lai bạch phát khả liên nhữ
Trú cửu thanh sơn vị yếm nhân
Tối thị thiên nhai quyện du khách
Cùng niên ngoạ bệnh Quế giang tân.

 

Dịch nghĩa:

 

Đêm Thu

 

Sao dày đặc, trông thấy rất rõ, sương giăng tựa bạc
Vách phía đông, dế gặp lạnh, gáy lên buồn thảm.
Trong muôn dặm, tiếng thu giục lá cây rụng.
Bầu trời lạnh ngắt, không một áng mây.
Đến tuổi già, mái tóc bạc, nghĩ mà thương cho anh.
Ở mãi nơi đấy, thế mà rặng núi xanh kia vẫn chưa chán người.
Buồn nhất là kẻ du khách ở nơi chân trời đã mỏi mệt,
Suốt năm đau ốm, nằm trên bến sông Quế này.

 

Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch:

 


Đêm Thu

 


Sương giăng ánh bạc ắp trời sao
Tường đông dế gáy lạnh âm hao
Muôn dặm tiếng thu thân lá rụng
Một trời im vắng bóng mây xao
Tuổi già tóc trắng thương ai đấy
Núi thẳm hồn xanh xót kẻ nào
Khách lữ chân trời đà thấm mệt
Nằm bệnh bên sông Quế biếng chào
30.09.2014
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 5629)
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9139)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7252)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9515)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7076)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9427)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7301)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7294)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11518)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?