Thập Nhị Nhân Duyên (thơ)

21 Tháng Hai 201712:14(Xem: 6468)


THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN

-Lê Văn Minh Hiến-

 

Vũ trụ không thể tự sanh
Muôn vật nương tựa mà thành bởi duyên
Thần linh không có đặc quyền:
Sinh ra nhân loại ưu phiền, thảnh thơi
Nguyên nhân một vật ra đời
Trợ duyên mọi thứ nhất thời phát sanh
Vạn vật sanh khởi đành rành
Cái này duyên khởi rồi thành cái kia…
Hành tướng các Pháp phân chia
Nhân duyên  thập nhị không lìa được nhau

VÔ MINH nguồn gốc khổ đau
Tự tâm thanh tịnh không vào trong thân
Quay cuồng tâm vọng biệt phân
Vô minh nguồn gốc bao lần khổ đau

HÀNH nghiệp lực sầu đau,
Là nhân hành động biết bao sai lầm
Sai lầm cột chặt chân tâm           
Làm cho ta khổ, cũng làm quả nhân

THỨC sanh bảo thủ mạng thân
Vọng tâm phân biệt trăm phần chấp TA…
Một phần điều kiện trong ba:
“Thọ, noãn , thức” để tạo ra “ thân này”

DANH SẮC kể rõ từ đây
Hữu tình muôn loại chia hai tiểu phần
Thân xác, tâm thứctinh thần
Sắc là hình tướng, danh gần với tên
Tâm thức – tinh huyết hợp nên
Tạo thành thai tạng không quên thành người…

LỤC NHẬP cũng rõ hơn mười
Sáu trần tiếp nhận không rời sáu căn
Bào thai không uống không ăn
Sáu trần của mẹ, là phần nuôi con
Đời mẹ luôn nỗi héo hon
Truyền vào nuôi sống vuông tròn thai nhi
Xúc chạm đối đãi thời kỳ
Thai nhi còn nhỏ biết chi sáu trần
Rồi khi ta lớn lần lần
Tiếp xúc ngoại cảnh biết dần đầy vơi
Đó là THỌ lãnh ai ơi!

ÁI là yêu thích, đồng thời ham mê
Cầu mong tốt đẹp trăm bề
Chối bỏ, chán ghét đề huề yêu thương

THỦ là giữ lấy mọi phương
Tham đắm, ưa thích không nhường cho ai
Để rồi chuốt lấy ương tai
Gây bao tội lỗi chẳng tài nào sai

HỮU là có, được từ ai?
Thọ sanh thân “ lậu” lâu dài nghiệp nhân

SANH  mạng rồi lại sanh thân
Loài hữu tình sống bao lần an nguy
Sanh rồi lại phải nghĩ suy

LÃO TỬ nào biết đến khi thân mình?
Có sanh có tử phân minh
Hết dòng sanh mạng, thình lình ra đi
Dứt sanh với tử trừ khi
Nhận định sáng suốt từ bi giúp đời…
Vọng tâm không thể ra đời
Đoạn trừ nghiệp lực tuyệt vời nhân duyên
Dù người hay cả chư Thiên
Chuyên tinh quán sát nhân duyên, Niết Bàn…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12071)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10979)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12889)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8854)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44184)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6583)
Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9481)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 7843)
Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo – sau hơn hai thập niên giữ im lặng – bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.” Phải chăng, khúc vô thanh có nghĩa là cây đàn guitar phải treo lên vách để phơi bụi sau một thời của những tình ca tuyệt vời?