Ứơc gì

02 Tháng Mười 201515:28(Xem: 6375)

ƯỚC GÌ!
Thiên Hạnh

 

Ước gì mọi hạnh phúc đến với bao người không phải là những mâm cổ đã dọn sẵn mà là những nụ cười sau những thử thách do đã tự chiến thắng bản thân.

Ước gì niềm vui của mọi người không phải là cái hả hê đắc thắng của sự chiếm hữu mà là niềm hoan hỷ có được từ sự biết sẻ chia với tha nhân những gì mình có.

Ước gì đằng sau sự thất bại mọi người ai cũng có sự tỉnh táo, tự đứng lên để trưởng thành dày dạn kinh nghiệm chứ không phải gục ngã, bế tắc, bi lụy buông xuôi phó mặc.

Ước gì ai ai cũng biết tự cảm thấy hạnh phúc với nghững gì mình đang có, cả với những thời khắc hiện tại, chứ không phải lo chạy chọt mong sao đạt được những gì ngoài tầm tay rồi thao thức với quá khứ và khắc khoải với tương lai.

Ước gì trong mua bán mọi người biết dừng lại ở những thứ được gọi là hàng hóa thuần túy, mong sao những giá trị như nhân phẩm, niềm tin, đạo đức, hôn nhân,… đừng bị đem ra đổi chác mặc cả như một sản phẩm thương mại.

Ước gì thế nhân luôn sống hành xử thỏa đáng đúng mực, tích cực không dễ dãi trong hiện tại để hôm nay khỏi phải trở thành quá khứ đáng buồn gây dằn vặt, hối hận tiếc nuối cho ngày mai.

Ước gì khi đối diện với những kẻ phạm tội những ai đang lầm lỗi, mọi người biết nhận thức để tránh theo dấu chân họ, sau đó là rộng lượng, tha thứ, chuyển hóa với lòng từ bi chứ không phải chỉ trích, phỉ báng nhục mạ cay độc và tẩy chay đẩy họ vào đường cùng.

Ước gì những ai đang thành công sẽ nhận được từ mọi người sự hoan hỷ thật lòng, lời tán dương khích lệ cộng thêm thái độ quan tâm học hỏi chứ không phải sự chia vui lấy lệ đãi bôi, hoặc niềm đố kỵ ghen tức hay lời lẽ bóng gió mỉa mai cay độc.

Ước gì những người tài giỏi biết khiêm hạ, vì như thế họ đã làm được hai điều: hóa giải sự tự ti mặc cảm của những ai còn kém cỏi và dần triệt tiêu sự tự mãn tự tôn của chính mình.

Ước gì những ai chưa tài giỏi biết tự tin, vì trở ngại đáng sợ nhất là sự nhụt chí từ tâm người chứ không phải chướng ngại từ hoàn cảnh khách quan. Nếu mình tự khinh mình làm sao người khác trọng mình được.

Ước gì mỗi người biết tự làm đẹp tâm hồn mình bằng tình thương, sự hòa đồng, đức siêng năng, lòng trung thực, niệm phản tỉnh, nếp giản dị,…mà bớt đi sự vun tạo bề nổi bằng sự lập dị, tính phô trương, tâm giảo hoạt, kỹ năng lộng ngữ xảo biện, tính xa hoa,…

Ước gì ai ai cũng ý thức được sự vô thường của mọi sự vật, cái ngắn ngủi mong manh của kiếp người. Không phải để tranh thủ thỏa mãn các dục vọng mà là để trân quý thời gian bằng cách sống thật tốt cho mình và cộng đồng.

Ước gì những bài học về đạo đức, lối sống, rèn nhân cách,…đi vào quỹ đạo thực hành của mọi người chứ không phải chỉ nằm yên vị trên những xấp giấy vô tri ngủ yên trong ngăn tủ, hay chỉ để học sinh trả bài hoặc thành văn bản trên cửa miệng của các nhà diễn thuyết lợi khẩu.

Ước gì quanh ta ai cũng biết tự quan tâm mình và quan tâm người khác, biết chấp nhận những gì khác mình, để mọi người thôi cố chấp vào các khái niệm đồng nghiệp, đồng liêu, đồng hành, đồng hương, đồng sự, đồng chủng,…bởi vì bản chất của sự tồn tại là đa dạng, đa thành phần. Chấp nhận cái dị biệt để không còn sự phân biệt, kỳ thị và loại trừ một ai, một thành phần nào đó. Như thế là hạnh phúc sẽ mỉm cười với chính mình và với người khác.

Ước gì mọi người biết sống chậm hơn để thấy cái ý vị lúc hoa nở tinh khôi  chứ không phải sống gấp gáp, cuống cuồng rồi chỉ còn thấy xác hoa rữa lụi tàn.

Ước gì có thêm những mái chùa đơn sơ nhưng nơi đó có nếp tu tập theo Phật lý đúng nghĩa làm sống động nền Đạo ngàn năm, chứ không mong gì thêm những ngôi đại tự nguy nga bề thế nhưng lại là nơi xô bồ Đạo đời lẫn lộn.

Ước gì sắc nâu sồng giản dị trên vai những bậc xuất gia vì Đạo quên thân cũng sẽ là màu giải thoát truyền kỳ của tâm nguyện buổi sơ cơ thế phát bẩm sư “ hủy hình thủ khí tiết…”

Ước gì trên đất nước Rồng Tiên bốn ngàn năm gầy dựng với ánh Đạo từ bi giác ngộ đã một thời vàng son Lý_Trần lừng lẫy, một giai đoạn không xa với 90% dân tộc là con Phật sẽ có một ngày học sinh nước tôi trong 12 năm học đằng đẵng sẽ có được một vài tiết học về Phật giáo. Để họ được hiểu ở mức sơ đẳng nhất về một tôn giáo lớn của nhân loại và của dân tộc.

Ước gì tinh thần tích cực của đạo đức Phật giáo sẽ lan tỏa trong đồng bào tôi, đất nước tôi để một ngày mai không xa, những cảnh thanh thiếu niên hành xử bạo lực, giết chém; những án mạng kinh hoàng sẽ không còn tái diễn cho bình yên được ngự trị muôn nơi khắp chốn trên quê hương.

Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.

Và điều cuối cùng xin gởi lại nơi đây: Ứơc gì sẽ có thật nhiều những tấm lòng hữu duyên sẽ đọc những dòng này, và ước gì họ đồng cảm với người viết để rồi khởi lên những ý niệm thanh cao:” Ứơc gì…,…,…!”.

Sài Gòn. 01.10.2015

(Thiên Hạnh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6205)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5794)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6221)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5744)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6045)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7335)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5292)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.