Ứơc gì

02 Tháng Mười 201515:28(Xem: 6377)

ƯỚC GÌ!
Thiên Hạnh

 

Ước gì mọi hạnh phúc đến với bao người không phải là những mâm cổ đã dọn sẵn mà là những nụ cười sau những thử thách do đã tự chiến thắng bản thân.

Ước gì niềm vui của mọi người không phải là cái hả hê đắc thắng của sự chiếm hữu mà là niềm hoan hỷ có được từ sự biết sẻ chia với tha nhân những gì mình có.

Ước gì đằng sau sự thất bại mọi người ai cũng có sự tỉnh táo, tự đứng lên để trưởng thành dày dạn kinh nghiệm chứ không phải gục ngã, bế tắc, bi lụy buông xuôi phó mặc.

Ước gì ai ai cũng biết tự cảm thấy hạnh phúc với nghững gì mình đang có, cả với những thời khắc hiện tại, chứ không phải lo chạy chọt mong sao đạt được những gì ngoài tầm tay rồi thao thức với quá khứ và khắc khoải với tương lai.

Ước gì trong mua bán mọi người biết dừng lại ở những thứ được gọi là hàng hóa thuần túy, mong sao những giá trị như nhân phẩm, niềm tin, đạo đức, hôn nhân,… đừng bị đem ra đổi chác mặc cả như một sản phẩm thương mại.

Ước gì thế nhân luôn sống hành xử thỏa đáng đúng mực, tích cực không dễ dãi trong hiện tại để hôm nay khỏi phải trở thành quá khứ đáng buồn gây dằn vặt, hối hận tiếc nuối cho ngày mai.

Ước gì khi đối diện với những kẻ phạm tội những ai đang lầm lỗi, mọi người biết nhận thức để tránh theo dấu chân họ, sau đó là rộng lượng, tha thứ, chuyển hóa với lòng từ bi chứ không phải chỉ trích, phỉ báng nhục mạ cay độc và tẩy chay đẩy họ vào đường cùng.

Ước gì những ai đang thành công sẽ nhận được từ mọi người sự hoan hỷ thật lòng, lời tán dương khích lệ cộng thêm thái độ quan tâm học hỏi chứ không phải sự chia vui lấy lệ đãi bôi, hoặc niềm đố kỵ ghen tức hay lời lẽ bóng gió mỉa mai cay độc.

Ước gì những người tài giỏi biết khiêm hạ, vì như thế họ đã làm được hai điều: hóa giải sự tự ti mặc cảm của những ai còn kém cỏi và dần triệt tiêu sự tự mãn tự tôn của chính mình.

Ước gì những ai chưa tài giỏi biết tự tin, vì trở ngại đáng sợ nhất là sự nhụt chí từ tâm người chứ không phải chướng ngại từ hoàn cảnh khách quan. Nếu mình tự khinh mình làm sao người khác trọng mình được.

Ước gì mỗi người biết tự làm đẹp tâm hồn mình bằng tình thương, sự hòa đồng, đức siêng năng, lòng trung thực, niệm phản tỉnh, nếp giản dị,…mà bớt đi sự vun tạo bề nổi bằng sự lập dị, tính phô trương, tâm giảo hoạt, kỹ năng lộng ngữ xảo biện, tính xa hoa,…

Ước gì ai ai cũng ý thức được sự vô thường của mọi sự vật, cái ngắn ngủi mong manh của kiếp người. Không phải để tranh thủ thỏa mãn các dục vọng mà là để trân quý thời gian bằng cách sống thật tốt cho mình và cộng đồng.

Ước gì những bài học về đạo đức, lối sống, rèn nhân cách,…đi vào quỹ đạo thực hành của mọi người chứ không phải chỉ nằm yên vị trên những xấp giấy vô tri ngủ yên trong ngăn tủ, hay chỉ để học sinh trả bài hoặc thành văn bản trên cửa miệng của các nhà diễn thuyết lợi khẩu.

Ước gì quanh ta ai cũng biết tự quan tâm mình và quan tâm người khác, biết chấp nhận những gì khác mình, để mọi người thôi cố chấp vào các khái niệm đồng nghiệp, đồng liêu, đồng hành, đồng hương, đồng sự, đồng chủng,…bởi vì bản chất của sự tồn tại là đa dạng, đa thành phần. Chấp nhận cái dị biệt để không còn sự phân biệt, kỳ thị và loại trừ một ai, một thành phần nào đó. Như thế là hạnh phúc sẽ mỉm cười với chính mình và với người khác.

Ước gì mọi người biết sống chậm hơn để thấy cái ý vị lúc hoa nở tinh khôi  chứ không phải sống gấp gáp, cuống cuồng rồi chỉ còn thấy xác hoa rữa lụi tàn.

Ước gì có thêm những mái chùa đơn sơ nhưng nơi đó có nếp tu tập theo Phật lý đúng nghĩa làm sống động nền Đạo ngàn năm, chứ không mong gì thêm những ngôi đại tự nguy nga bề thế nhưng lại là nơi xô bồ Đạo đời lẫn lộn.

Ước gì sắc nâu sồng giản dị trên vai những bậc xuất gia vì Đạo quên thân cũng sẽ là màu giải thoát truyền kỳ của tâm nguyện buổi sơ cơ thế phát bẩm sư “ hủy hình thủ khí tiết…”

Ước gì trên đất nước Rồng Tiên bốn ngàn năm gầy dựng với ánh Đạo từ bi giác ngộ đã một thời vàng son Lý_Trần lừng lẫy, một giai đoạn không xa với 90% dân tộc là con Phật sẽ có một ngày học sinh nước tôi trong 12 năm học đằng đẵng sẽ có được một vài tiết học về Phật giáo. Để họ được hiểu ở mức sơ đẳng nhất về một tôn giáo lớn của nhân loại và của dân tộc.

Ước gì tinh thần tích cực của đạo đức Phật giáo sẽ lan tỏa trong đồng bào tôi, đất nước tôi để một ngày mai không xa, những cảnh thanh thiếu niên hành xử bạo lực, giết chém; những án mạng kinh hoàng sẽ không còn tái diễn cho bình yên được ngự trị muôn nơi khắp chốn trên quê hương.

Điều gì còn mơ ước nghĩa là chưa hiện hữu hay đang dần hiện hữu trong đời thật. Nhưng chúng ta, những người con Phật đang cùng nhau ra sức biến chúng thành hiện thực. Vậy nên chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng, bởi chân lý là nơi mà muôn tấm lòng hướng thượng đều tìm về.

Và điều cuối cùng xin gởi lại nơi đây: Ứơc gì sẽ có thật nhiều những tấm lòng hữu duyên sẽ đọc những dòng này, và ước gì họ đồng cảm với người viết để rồi khởi lên những ý niệm thanh cao:” Ứơc gì…,…,…!”.

Sài Gòn. 01.10.2015

(Thiên Hạnh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5214)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10480)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4847)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6208)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 9024)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7422)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7547)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4752)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12828)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 4237)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực.