3. Nhận biết chính mình

03 Tháng Ba 201503:56(Xem: 7891)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

NHẬN BIẾT CHÍNH MÌNH

( 認識自己 )

Thông thường chúng ta có hai con mắt, có thể nhìn thế gian, nhìn vạn vật, nhìn người khác chính xác, rõ ràng. Nhưng lại không nhìn được chính mình.

Nói rõ hơn, con người có tầm thức phân biệt, có thể nhận thức người khác, nhận thức sự vật, nhận thức thế giới, nhưng không nhận thức được chính mình. Lại nữa, con người chúng ta có thể nhìn thấy được lỗi lầm sai trái của người khác rất rõ ràng, nhạy bén, nhưng lại không nhìn thấy được khuyết điểm của chính mình. Nhìn thấy được sự tham muốn của người khác mà không nhìn thấy được các tập khí, các tiểu khí của chính mình. Nhìn thấy được tà kiến của người khác, nhưng không thấy được cái ngu si của chính mình.

Chúng ta có thể nhận thức được sự hoạt động của thế giới; có thể nhận thức được lịch sử, nhận thức được xã hội, nhận thức được thân thích bằng hữu, nhưng rồi cũng không thể nhận thức được chính xác chính mình.

Làm người nếu chúng ta biết tự mình soi gương quán sát. Trong gương có thể nhìn thấy được mắt, tai, mũi, lưỡi, ngũ quan của chính mình, Nhìn thấy tường tận đường nét xinh đẹp hay diện mạo xấu xí của thân mình, nhưng nào có thể soi thấy được nội tâm của chính mình. Nếu có được mặt gương tinh vi mà có thể soi chiếu thấy được nội tâm của chính mình, thì tâm tham, sân, si, tật đố, tình sầu oán khúc v.v... kia chắc hẳn sẽ rùng rợn khó coi đến cực điểm!

Người, có người hiền lành, Từ Bi; có người hung ác nham hiểm. Người, có người luôn luôn sống với tâm bao dung, Hỷ Xả; nhưng lại có người luôn sống với tâm tham thủ, ích kỷ chỉ biết đòi hỏi được người khác bao dung, cung phụng. Bạn đã tự nhận ra bạn thuộc loại người nào chăng?  Người, có người biết vì người quên mình, nhưng cũng có người chỉ biết tổn hại người, lợi mình. Bạn có thể tự xét ra được mình là thuộc chủng người nào chăng?

Làm người cần phải có lễ nghĩa, có tàm quí, có tín nghĩa hòa bình, có trung hiếu, nhân ái, có từ bi hỷ xả. Bạn đã kiểm tra qua chính mình chưa? Bạn kiểm điểm chính mình xem có được những điều kiện làm người đó chưa?

Làm người chúng ta cần phải biết tự bồi dưỡng năng lực đảm đang gánh vác trách nhiệm. Đầu tiên, cần phải tự nhận thức được chính mình, nhất là không sợ đối diện với những lời “trung ngôn nghịch nhĩ”, hoặc lẫn trốn khuyết điểm xấu dở của chính mình, thì mới có thể tiến bộ nhanh, và mới có thể tự mình trưởng thành.

Trong Phật môn thường nhắc nhở chúng ta câu: “Nhận thức bản lai diện mục của chính mình.” Chúng ta đã nhận thức được bản lai diện mục của chính mình chưa?

Trong cuộc sống nhân gian, biết bao người ngày ngày chỉ có bận rộn với những tính toán so đo về sự được mất, sự hơn thua của người khác, rồi chỉ biết chê trách người khác là vô ý thức, vô giáo dục mà quên mất quan tâm về sự khởi tâm động niệm của chính mình. Con người chúng ta đối với lý tưởng, trách nhiệm xứ mạng của chính mình là luôn luôn trái ngược với sự thật, trái ngược với tương lai. Do nhân đó mà làm chướng ngại pháp thân huệ mạng của chính mình. Chúng ta học Phật chính là để khai phát chơn tâm của chính mình. Và lột bỏ đi cái mặt nạ của chính mình, thành khẩn phân giải chính mình, nhận thức được chính mình.

Nhận biết được chính mình, chính là một đề tài lớn của xứ mạng, đâu thể xem thường, hoặc buông lung tùy tiện!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11391)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng Tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.Những kinh nghiệm quý báu của ngài trên bước đường truyền bá chánh pháp được đúc kết và ghi lại trong tác phẩm "Nấc Thang Cuộc Đời".
04 Tháng Ba 2015(Xem: 11086)
Có ba từ nên nhớ trong đầu để bạn có cuộc sống an vui. Mỗi từ là một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng nó sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi hằng ngày.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 7193)
Bạch Thầy, con có nỗi đau, nỗi buồn này muốn chia sẻ cùng bạn đọc và mong nhận được từ Thầy một lời khuyên.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 10792)
Ấn bản đầu tiên Tại Sao Lo Âu đã được xuất bản vào năm 1967 (10.000 bản) và kể từ đó nhu cầu đòi hỏi càng nhiều và đã được in lại không ít hơn sáu lần với tỷ lệ 5,000 quyển cho mỗi lần tái bản. Những lá thư tri ân và cảm ơn đã đổ về từ các nơi trên thế giới - Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi và hầu hết các nước Á Châu. Những người bày tỏ lòng tri ân cho cuốn sách không chỉ riêng Phật tử, nhưng có cả người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và thậm chí một số "nhà tư tưởng tự do".
20 Tháng Hai 2015(Xem: 7251)
Chúng con yêu nhau đã gần 5 năm, dự định cuối năm nay sẽ làm đám cưới. Cách đây 2 tuần con biết tin mình nhận được suất học bổng làm tiến sĩ tại Nhật Bản. Con mừng vui khôn xiết vì con đã phải nỗ lực hết mình mới vượt qua được các vòng thi, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Khi con báo tin này cho chồng sắp cưới thì anh ấy nổi giận đùng đùng, bảo nếu con đi học sẽ hủy đám cưới.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10314)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 7797)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên. Cớ làm sao hai người yêu nhau nhiều năm trường nhưng vẫn phải chia tay ? Họ đã không có đủ thời gian để hiểu nhau chăng? Tình cảm của họ chừng ấy năm không đủ thắm thiết chăng?
12 Tháng Hai 2015(Xem: 7337)
Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa vào truyền thuyết của La Mã cho rằng Valentine là tên của một vị giám mục Ki-tô giáo tử vì đạo, được phong thánh vào cuối thế kỷ thứ ba, Tây lịch, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II (214-270).
10 Tháng Hai 2015(Xem: 6043)
Bạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi.