16. Sanh Tử thái nhiên

05 Tháng Ba 201510:04(Xem: 6630)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005 

SANH TỬ THÁI NHIÊN

生死泰然

Sanh tử là vấn đề mà từ xưa đến nay chúng ta dường như kỵ bàn luận đến. Nhưng với thời đại tiến bộ ngày nay “Sanh tử học”đã trở thành đề tài nghiên cứu sống động. Thật ra vấn đề lớn nhất của nhân gian, một là vấn đề “sanh, hai là vấn đề “tử”.

Sanh sống cần phải có chổ ở, chổ sanh hoạt; đến khi chết cũng cần phải có chỗ đến, chỗ đi. Có người vì sự sanh sống mà khổ sở; lại có người vì sợ chết mà lo ngại, sợ hãi. Phật học chính là sanh tử học. Ví dụ như đức “Quán Thế Âm bồ tát “ cứu khổ cứu nạn” chính là giải quyết vấn đề “sanh” cho mọi loài. Còn Đức Phật A Di Đà” tiếp dẫn vãng sanh” chính là giải quyết vấn đề “tử” cho nhân thế.

 Con người chúng ta chỉ vì do mê mờ giữa âm dương cách thế; nên khi hoán đổi đi một thân thể khác thì không còn biết rõ về tiền sanh, hậu thế của đời mình. Do vậy từ xưa đến nay vấn đề “ tử”đối với con người vẫn là vấn đề mênh mang bàng hoàng, vô tri, và nó trở thành vấn đề khó giải quyết nhất trong thiên hạ.

 Thật ra, con người có sanh, tất phải có tử. Và con người sau khi chết vẫn còn phải tái sanh. Sanh sanh, tử tử; tử tử sanh sanh cứ mãi luân chuyển như chiếc kim đồng hồ xoay chuyển, như dụng cụ hình tròn không có bắt đầu, cũng không có kết thúc. Sanh tử chỉ là một hệ thống tuần hoàn mà thôi. Ví như trồng dưa thì gặt hái được dưa, trồng đậu thì sẽ gặt hái được đậu vậy. Trồng chẳng phải là bắt đầu, mà thu hoạch cũng chẳng phải là kết thúc. Trong sự bắt đầu kia đã có hàm chứa sự kết thúc. Và trong cái kết thúc nọ vốn đã ẩn tàng mầm bắt đầu.

Trong Phật môn, đối trước vấn đề “ sanh ly tử biệt”, các vị cao tăng thạc đức quan niệm rất lạc quan. Họ cho rằng đã có duyên sanh ra trên cảnh giới ta bà này thì nên vui vẻ đón nhận cuộc sống mà vun bồi giáo dưỡng nó, vàø đến khi chết cũng nên vui vẻ thong dong ra đi. Bởi vì sanh mạng này đến đến đi đi, sanh sanh tử tử là một hành trình không có sự dừng nghỉ!

Căn cứ lịch sử để đưa chứng cứ cách nhìn lạc quan, tự tại về ” sanh ly tử biệt” của một số vị thiền sư. Có vị nơi điền viên trồng sen mà thị tịch; có vị tự mình tế bái tổ tiên rồi mỉm cười ra đi; có vị hoan lạc thổi ống tiêu, ống sáo rồi chèo thuyền ra giữa dòng mà nhập diệt. Có vị cửa đông, cửa tây hướng đến tất cả môn đồ pháp quyến truyền trao di huấn rồi an nhiên từ biệt. Các vị thiền sư ấy đã nhìn thấu suốt được “sanh tử thái nhiên”; "Đến là vì chúng sanh mà đến, và đi cũng vì chúng sanh mà đi," cho nên đến đi, các vị đều không có chỗ vấn vương, luyến ái trở ngại; xem nó giống như bộ y phục đã cũ rách, cần phải thay đổi bộ y phục mới. Phòng ốc đã đến kỳ hư hoại cần phải thay đổi nguyên vật liệu để kiến tạo phòng ốc mới; cho đến chiếc xe hơi đã đến thời già cũ đều cần nên đào thải đi,và lựa chọn cái mới hợp thời tốt đẹp hơn, huống chi cái thân thể con người này khi đã đến độ kỳsuy thoái?

Francois Rabelais, vị đại biểu cho “Văn nghệ phục hưng thời đại của nước Pháp nói:”Màn kịch cười đã diễn xong thì phải đến lúc hạ màn thôi”. Ông ta đã có cái nhìn về đời người và sự đổi thay của cuộc thế rất phóng khóang và rất chơn thực. Nhà triết học Jean-Jacques Rousseau, lúc lâm chung an uỉ người vợ:”Này người vợ yêu qúi của ta, đừng nên đau buồn, ngoài kia bầu trời trong sáng chính là chỗ ta đi”. Thật đúng là lời trăn trối tràn đầy chánh kiến của con người lạc quan, sống chết thái nhiên đáng làm mô phạm cho hậu thế.

Chúng ta không nên qúa lo sợ về cái chết; nó chỉ là một hành trình thay đổi kiếp sống mới, giống như một hành trình di dân đưa chúng ta đến một quốc độ mới khác. Vấn đề quan trọng là trong cuộc sống hiện tại chúng ta có tích luỹ tư lương sanh tồn chăng? Nếu có thì khi bạn đổi đến bất cứ một quốc độ nào có gì đáng để sợ hãi, lo lắng không thể sanh hoạt?

Hiện nay xã hội đang sôi động đưa ra đề tài thảo luận:”chết an lạc”. Kỳ thật, “chết an lạc”so vơi “sống đau khổ” vẫn có chỗ tốt đẹp hơn nhiều. Con người sống với sự khoái lạc, đương nhiên sẽ lo sợ sau khi chết thống khổ, nhưng nếu bạn hiểu rõ được “sanh và tử là một” thì có gì đáng để tham sống sợ chết?”

Phật giáo, Tịnh độ tông gọi tử vong là “vãng sanh”, vì đã vãng sanh thì giống như đi xuất ngoại du lịch, hoặc là dọn nhà cũ đến nhà mới. Như vậy, chết chẳng phải sự kiện đáng vui mừng sao? Thế nên chết chỉ là một giai đoạn hoán chuyển mà thôi; nó là sự ký thác cho sự bắt đầu của một thân thể. Do vậy, chết không là vấn đề để chúng ta nặng tâm lo lắng, ghê sợ. Khi đối mặt với tử thần, cần nên thuận theo cái tự nhiên của nó mà thái nhiên tự tại theo chỗ của nó!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11448)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng Tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.Những kinh nghiệm quý báu của ngài trên bước đường truyền bá chánh pháp được đúc kết và ghi lại trong tác phẩm "Nấc Thang Cuộc Đời".
04 Tháng Ba 2015(Xem: 11110)
Có ba từ nên nhớ trong đầu để bạn có cuộc sống an vui. Mỗi từ là một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng nó sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi hằng ngày.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 7238)
Bạch Thầy, con có nỗi đau, nỗi buồn này muốn chia sẻ cùng bạn đọc và mong nhận được từ Thầy một lời khuyên.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 10834)
Ấn bản đầu tiên Tại Sao Lo Âu đã được xuất bản vào năm 1967 (10.000 bản) và kể từ đó nhu cầu đòi hỏi càng nhiều và đã được in lại không ít hơn sáu lần với tỷ lệ 5,000 quyển cho mỗi lần tái bản. Những lá thư tri ân và cảm ơn đã đổ về từ các nơi trên thế giới - Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi và hầu hết các nước Á Châu. Những người bày tỏ lòng tri ân cho cuốn sách không chỉ riêng Phật tử, nhưng có cả người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và thậm chí một số "nhà tư tưởng tự do".
20 Tháng Hai 2015(Xem: 7311)
Chúng con yêu nhau đã gần 5 năm, dự định cuối năm nay sẽ làm đám cưới. Cách đây 2 tuần con biết tin mình nhận được suất học bổng làm tiến sĩ tại Nhật Bản. Con mừng vui khôn xiết vì con đã phải nỗ lực hết mình mới vượt qua được các vòng thi, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Khi con báo tin này cho chồng sắp cưới thì anh ấy nổi giận đùng đùng, bảo nếu con đi học sẽ hủy đám cưới.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10411)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 7848)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên. Cớ làm sao hai người yêu nhau nhiều năm trường nhưng vẫn phải chia tay ? Họ đã không có đủ thời gian để hiểu nhau chăng? Tình cảm của họ chừng ấy năm không đủ thắm thiết chăng?
12 Tháng Hai 2015(Xem: 7362)
Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa vào truyền thuyết của La Mã cho rằng Valentine là tên của một vị giám mục Ki-tô giáo tử vì đạo, được phong thánh vào cuối thế kỷ thứ ba, Tây lịch, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II (214-270).
10 Tháng Hai 2015(Xem: 6091)
Bạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi.