40. Sự Giàu Có Của Thánh Nhân

06 Tháng Ba 201515:25(Xem: 6781)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


SỰ GIÀU CÓ CỦA THÁNH NHÂN
(聖人的財富)

 

 Bạn có muốn phát tài không? Thông thường nói đến giàu có thì ai ai cũng đều yêu chuộng, ưa thích., thế nhưng bậc thánh nhân lại nói:’’vàng bạc là độc xa”>; Như vậy cái cứu cánh của sự giàu có là tốt hay xấu?

 Đương nhiên! Giàu có đúng nghĩa, đúng chánh pháp, tiền tài dùng đúng chỗ thì càng giàu có càng tốt; còn nếu tiền vàng kia là thuộc loại phi pháp hoặc dùng không đúng chỗ thì cái tài phú kia sẽ trở thành vật tạo nghiệp. Do đó người xưa thường nói:”danh là gông cùm, lợi là xiềng xích dẫn dắt con người ta vào chốn lao ngục, hầm lửa thiêu đốt”. Làm người chúng ta sao không thức tâm tỉnh giác, hồi đầu thị ngạn!

Sự giàu có được ví như nước, mà <nước thì có năng lực đẩy thuyền, lướt sóng lên đến bờ kia, nhưng nước cũng có năng lực nhận chìm thuyền, gây tai họa vô cùng nguy hiểm>; Giàu có vốn không có thiện ác, thế nhưng trồng nhân duyên thiện thì sự giàu có kia sẽ có năng lực thành tựu tất cả; còn trồng nhân duyên bất thiện thì sự giàu có đó sẽ trở thành năng lực làm phân tán bại hoại tất cả; nó giống như nước và lửa; vừa mang tính tương trợ, nhưng cũng vừa mang tính tương khắc!

Thật ra, sự giàu có thể nói có rất nhiều chủng loại, có loại giàu có theo nghĩa hẹp, có loại giàu có theo nghĩa rộng, có loại giàu có có giá, và có loại giàu có vô giá.

Sự giàu có theo nghĩa hẹp chính là tiền tài vật chất, nhà cửa, phòng ốc, đất đai, bỏ phiếu đầu tư. Sự giàu có theo nghĩa rộng chính là sức khoẻ an khang, trí tuệ, nhân duyên, tín dụng, có năng lực ăn nói lưu loát, biện tài hấp dẫn người v.v…

 Còn cái mà gọi là giàu có có giá kia chính là các hình thức có tính ước vọng, danh dự, thành tựu, lịch sử v.v…Sự giàu có vô giá chính là nhân cách đạo đức, chơn tâm bản tánh của mỗi chúng ta.

Ngoài những loại giàu có trên ra còn có một số tài phú của bậc thánh hiền.

Thế nào là sự giàu có của bậc thánh hiền?--- Một lần nọ, đức Phật cùng với tôn giả A Nan trên đường đi khất thực, nhìn thấy một đám quạ đen đang tranh giành nhau một miếng thịt chuột chết; bỉ thử tranh đoạt nhau, đánh nhau, mổ cấu nhau đến bể đầu chảy máu. A Nan vô cùng đau xót thở dài buông lời thổn thức:”Ôi! Thật đáng thương thay! Chỉ vì một miếng thịt chuột chết mà ẩu đả nhau đến gây thương tích tang thương vậy sao?”---Đức Phật giải thích:”Loài người trên thế gian, đối với sự nghiệp truy cầu công danh phú quý có khác gì với cảnh tượng loài chim quạ đang tranh giành nhau miếng thịt chuột chết kia? “.

Trong ánh mắt nhìn của bậc hiền giả, công danh phú quý thì đồng nhất với thây chuột chết; chính vì vậy mà các loài chúng sanh đã tranh đoạt, ẩu đả nhau đến bể đầu chảy máu, thân đầy thương tích.

 Sự giàu có của bậc thánh nhân, chính là cái giàu có an trụ trong sự nghiệp thiền định bát nhã. Bậc thánh nhân luôn luôn sống hưởng thụ trong sự giàu có của hỷ sung mãn.Trong lòng bậc thánh nhân luôn luôn ôm chứa sự giàu có của nguyện lực từ bi và hổ thẹn, do vậy họ tận hưởng vô tận <thất thánh tài>.

Nói đến sự giàu có, có cái giàu có thuộc hữu hình, có cái gàu có thuộc vô hình, có cái thuộc hiện tại, có cái thuộc vị lai; có cái thuộc cá nhân, có cái thuộc đại chúng; lại có cái là vật chất, có cái là tinh thần; cũng có cái là tạm thời, có cái là vĩnh viễn. Thật ra, cố nhiên của cải phong phú là quyền sở hữu của mỗi người, nhưng chúng ta càng cần nên hiểu rõ vềsự hưởng thụ cái giàu có của sự cộng hữu, liệt như ánh sáng mặt trời, không khí, nước trong sạch vân vân. Nếu chúng ta hiểu được vũ trụ sơn hà đại địa, công viên đạo lộ…đều là sự giàu có của mỗi chúng ta thì đời sống này còn có gì là bần cùng? 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11442)
Nấc thang cuộc đời là một tác phẩm của hòa thượng Tinh Vân. Ngài là một bậc danh tăng của thế kỷ 20. Ngài đã thành tựu nhiều việc lớn lao và đã giáo hóa được nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội trải qua nhiều thế hệ.Những kinh nghiệm quý báu của ngài trên bước đường truyền bá chánh pháp được đúc kết và ghi lại trong tác phẩm "Nấc Thang Cuộc Đời".
04 Tháng Ba 2015(Xem: 11110)
Có ba từ nên nhớ trong đầu để bạn có cuộc sống an vui. Mỗi từ là một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng nó sẽ giúp bạn vượt qua những mệt mỏi hằng ngày.
02 Tháng Ba 2015(Xem: 7235)
Bạch Thầy, con có nỗi đau, nỗi buồn này muốn chia sẻ cùng bạn đọc và mong nhận được từ Thầy một lời khuyên.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 10834)
Ấn bản đầu tiên Tại Sao Lo Âu đã được xuất bản vào năm 1967 (10.000 bản) và kể từ đó nhu cầu đòi hỏi càng nhiều và đã được in lại không ít hơn sáu lần với tỷ lệ 5,000 quyển cho mỗi lần tái bản. Những lá thư tri ân và cảm ơn đã đổ về từ các nơi trên thế giới - Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi và hầu hết các nước Á Châu. Những người bày tỏ lòng tri ân cho cuốn sách không chỉ riêng Phật tử, nhưng có cả người Ấn giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo và thậm chí một số "nhà tư tưởng tự do".
20 Tháng Hai 2015(Xem: 7309)
Chúng con yêu nhau đã gần 5 năm, dự định cuối năm nay sẽ làm đám cưới. Cách đây 2 tuần con biết tin mình nhận được suất học bổng làm tiến sĩ tại Nhật Bản. Con mừng vui khôn xiết vì con đã phải nỗ lực hết mình mới vượt qua được các vòng thi, cả chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Khi con báo tin này cho chồng sắp cưới thì anh ấy nổi giận đùng đùng, bảo nếu con đi học sẽ hủy đám cưới.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10409)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 7841)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên. Cớ làm sao hai người yêu nhau nhiều năm trường nhưng vẫn phải chia tay ? Họ đã không có đủ thời gian để hiểu nhau chăng? Tình cảm của họ chừng ấy năm không đủ thắm thiết chăng?
12 Tháng Hai 2015(Xem: 7360)
Theo phong tục Tây phương, hàng năm vào ngày 14 tháng 2 DL là ngày Tình Yêu (Valentine’s Day). Dựa vào truyền thuyết của La Mã cho rằng Valentine là tên của một vị giám mục Ki-tô giáo tử vì đạo, được phong thánh vào cuối thế kỷ thứ ba, Tây lịch, dưới thời cai trị của Hoàng đế Claudius II (214-270).
10 Tháng Hai 2015(Xem: 6090)
Bạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi.