III- MỘT SỐ BÀI KỆ ĐỘNG TÂM (Cầu Siêu)

17 Tháng Sáu 201403:27(Xem: 8856)
RỪNG THIỀN HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
KINH TỤNG PĀḶI-VIỆT
(Nhật Tụng Dành Cho Cư Sĩ)

III- MỘT SỐ BÀI KỆ ĐỘNG TÂM (Cầu Siêu)

CÁC KỆ ĐỘNG TÂM

SAṂVEJANĪYA GĀTHĀ

1. Aniccā vata saṅkhārā

Uppāda vaya dhammino

Uppajjitvā nirujjhanti

Tesaṃ vūpasamo sukho.

 

Vô thường các pháp hữu vi

Chẳng rời sanh diệt có chi vững bền

Có không, không có kề bên

Con đường tịch tịnh vô phiền, vô ưu.

 

2. Na gāma-dhammo nigamassa dhammo

Na c’āpi yaṃ ekakulassa dhammo

Sabbassa lokassa sadevakassa

Es’eva dhammo yad’idaṃ aniccatā.

 

Na gāma-dhammo nigamassa dhammo

Na c’āpi yaṃ ekakulassa dhammo

Sabbassa lokassa sadevakassa

Es’eva dhammo yad’idaṃ ca dukkhatā.

 

Na gāma-dhammo nigamassa dhammo

Na c’āpi yaṃ ekakulassa dhammo

Sabbassa lokassa sadevakassa

Es’eva dhammo yad’idaṃ anattatā.

 

Hữu vi pháp, tánh vô thường

Cái gì có mặt không ngừng đổi thay

Đổi thay biến hoại phút giây

Dẫu từ quá khứ đến ngày vị lai

Thị phường, thôn ấp đông đoài

Núi sâu, biển thẳm, sông dài, đồng xa

Súc sanh, ngạ quỷ, Dạ-xoa

Mấy tầng dục giới, đại ma cõi trời

Thiên vương, Phạm đế cao vời

Vô sắc, vô tưởng không rời diệt sinh

Cùng bao sanh chúng hữu tình

Đều y như vậy, lời kinh vô thường!

 

Hữu vi pháp, tánh khổ không

Cái gì có mặt, rỗng không, ảo huyền

Khó kham, khó nhẫn, não phiền

Dẫu từ quá khứ đến miền vị lai

Thị phường, thôn ấp đông đoài

Núi sâu, biển thẳm, sông dài, đồng xa

Súc sanh, ngạ quỷ, Dạ-xoa

Mấy tầng dục giới, đại ma cõi trời

Thiên vương, phạm đế cao vời

Vô sắc, vô tưởng chẳng rời khổ không

Chúng sanh muôn loại chung dòng

Đều y như vậy, tánh đồng huyễn hư!

 

Tất cả pháp, chẳng phải ta

Cái gì có mặt đều là nhân duyên

Chẳng đâu tự có, tự nên

Dẫu từ quá khứ đến miền vị lai

Thị phường, thôn ấp đông đoài

Núi sâu, biển thẳm, sông dài, đồng xa

Súc sanh, ngạ quỷ, Dạ-xoa

Mấy tầng dục giới, đại ma cõi trời

Thiên vương, phạm đế cao vời

Vô sắc, vô tưởng chẳng rời “không ta”

Vật, tâm, pháp giới bao la

Chung đồng vô ngã, đều là duyên sinh!

 

3. yagatāsati (Niệm Thân)

Aciraṃ vata yaṃ kāyo

Paṭaviṃ adhisessati

Chuddho apeta-viññāṇo

Niratthaṃ va kaliṅgaraṃ.

 

Thân này tồn tại bao lâu

Thức tâm lìa bỏ có đâu còn hoài

Nằm vùi đất lạnh hôm mai

Gỗ mục vô dụng vứt ngoài gò hoang!

 

4. Āyu usmā ca viññānaṃ

Yadā kāyaṃ jahantimaṃ

Apavittho tadā sete

Nirattaṃ vakaliṅgaraṃ.

 

Tuổi thọ, chất lửa đốt rồi

Thức tâm lìa bỏ tức thời sát-na

Xác thân quàn liệm trong nhà

Hoặc chôn nghĩa địa cũng là khác chi

Một mai nắm cỏ xanh rì

Khúc gỗ hoại mục ích gì nữa đâu

Người nên phản tỉnh cho mau

Hằng thời quán tưởng, bỏ sầu được an

Từ đây sống chết nhẹ nhàng

Vô thường là vậy, lời vàng nhớ ghi!

 

5. Maraṇassati (Niệm Sự Chết)

Sabbe sattā marissanti

Maraṇantam hi jīvitaṃ

Yathā kammaṃ gamissanti

Puñña-pāpabhal’ūpagā

Nirayaṃ pāpakammantā

Puñña-kammā ca sugatiṃ

Tasmā kareyya kalyāṇaṃ

Nicayaṃ samparāyikaṃ

Puññāni para-lokasmiṃ

Paṭṭithā honti pāṇinaṃ.

 

Chúng sanh, sự chết đồng nhau

Tận cùng kiếp sống, ai nào khác ai?

Tác nhân, hạt giống gieo rồi

Ra đi như vậy, rạch ròi, phân minh

Hãy xem nghiệp trọng, nghiệp khinh

Hậu quả tội, phước, lai sinh dị đồng

Ác nhiều, địa ngục hầm chông

Lành nhiều, quả phúc thiên bồng hưởng vui

Phật xưa thức tỉnh bao người

Thấy rõ sự thật, sống đời tốt hơn

Việc lành, thu góp hoa hương

Hành trang tích lũy, tìm đường khôn ngoan

Bên mình, phúc đức bạn vàng

Làm nơi nương tựa, lạc an nhiều đời.

 

6. Na tattha hatthīnaṃ bhūmi

Na rathānaṃ na pattiyā

Na cāpi mantayuddhena

Sakkā jetuṃ dhanena vā

Tasmā hi paṇḍito poso

Sampassaṃ atthamattano

Buddhe dhamme ca saṅghe ca

Dhīrosaddhaṃ nivesaye

Yo dhammacārī kāyena

Vācāya uda cetasā

Iddheva naṃ pasaṃsanti

Pacca sagge pamodati.

 

Tất thảy sanh chúng hữu tình

Đối trước sự chết, bó mình, khoanh tay

Tử thần vô địch xưa nay

Thế gian bất lực đời này, đời sau

Ước mong chiến thắng dễ nào

Voi binh sức mạnh ào ào xung phong?

Bộ binh, xa mã thẳng xông?

Ngải bùa, chú thuật chiến công nhiệm mầu?

Bạc tiền, của cải, sang giàu?

Thật là vô ích đương đầu tử ma!

Ai ơi thọ mạng chóng qua

Thấy rõ sự thật, làm nhà cho tâm

Mưu tìm lợi lạc như chân

Đức tin kiên cố nương thân Phật-đà

Nương thân Pháp Bảo, Tăng-già

Làm lành, lánh dữ mới là khôn ngoan

Giữ gìn ba nghiệp an toàn

Các bậc trí giả hỷ hoan khen mừng

Tử thần dẫu đến bên lưng

Chư thiên đón đợi, mạng chung ta về!

 

7. Upanīyati jīvitaṃappamāyuṃ

Jarūpanītassa na santitānā

Etaṃ bhayaṃ maraṇe pekkhamāno

Puññāni kayirātha sukhāvahānīti.

 

Ngậm ngùi thọ mạng chúng sanh

Sớm mai mở mắt, mong manh, xế tà

Xuân xanh, vắn vỏi chóng qua

Loay hoay ốm bệnh, tuổi già kề bên

Rồi ngay sự chết đến liền

Lộ trình sinh tử oan khiên định phần

Thảy đều trơ mắt đứng trân!

Thảy đều bất lực, bao lần bó tay?

Người đời thấy rõ, biết hay? 

Rập rình sự chết, trở xoay thế nào?

Tử thần đeo đuổi sít sao

Sẵn sàng lưỡi hái bủa vào tội nhân

Biết rồi, lành tốt cân phân

Hãy tạo thiện nghiệp dành phần liền khi

Ba đời nhân quả hữu vi

Lạc an, quý hiển, ra đi đúng thời!

 

8. Tilakkhaṇa (Tam Tướng)

Sabbe saṅkhārā aniccā’ti

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

 

Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

 

Sabbe saṅkhārā anattā’ti

Yadā paññāya passati

Atha nibbindati dukkhe

Esa maggo visuddhiyā.

 

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Thấy rõ sinh diệt, vô thường hữu vi

Ta liền khổ não thoát ly

Là thanh tịnh đạo vô vi xuất trần.

 

Khi tuệ soi chiếu quán thông

Thấy hữu vi pháp khổ không tỏ tường

Đoạn lìa khổ não, ác ương

Là thanh tịnh đạo, con đường vô vi.

 

Khi tuệ quán chiếu rõ là

Thấy hữu vi pháp của ta chẳng nhằm

Đoạn lìa chấp ngã mê lầm

Là thanh tịnh đạo, tham sân diệt trừ.

 

9. Paṇḍu-palāso’va’dāni’si

Yama-purisā’pi ca taṃ upaṭṭhitā

Uyyoga-mukkhe ca tiṭṭhati

Pātheyyam’pi ca te na vijjati

So karohi dīpaṃ attano

Khippaṃ vāyama paṇḍito bhava

Niddhanta-malo anaṅgano

Dibbaṃ ariya-bhūmiṃ ehisi.

 

Thân như ngọn lá úa vàng

Bờ ranh sự chết vẫn đang chờ người

Tử thần đứng đợi lâu rồi

Hành trang chưa sắm ta thời nghĩ sao?

Tự mình thắp đuốc đi nào

Bậc trí tu tập khổ lao, tinh cần

Viễn ly uế nhiễm tham sân

Bước vào thánh địa, chân nhân đón mời.


KHUYẾN TU

(Tụng bên linh cữu để thức tỉnh người sống)

Việc trần thế, khuyên ai phải gẫm

Danh mà chi, lợi lắm mà chi

Bả công danh, bọt nước ra gì

Mùi phú quý, vầng mây tan hợp.

 

Sang cho mấy cũng rồi một kiếp

Giàu đến đâu cũng hưởng một đời

Lẽ tử sanh đeo đuổi kiếp người

Thân tứ đại lấy đâu làm chắc.

 

Kìa sanh tử thấy liền trước mắt

Chốn mộ phần lắm kẻ thanh xuân

Tấm thân này vốn chỉ giả thân

Nay còn đó, mai chưa chắc được.

 

Phần nỗi bệnh, nỗi già thúc phược

Sống trên đời, sống được bao lâu

Mới tóc xanh kế đã bạc đầu

Rồi lại đến gò hoang một nấm.

 

Ôi! Hơi thở khí nhân duyên mượn tạm

Một sớm vô thường trả lại thôi

Muôn việc đều nương mấy tấc hơi

Hơi vừa dứt, việc đời cũng dứt.

 

Nào sự nghiệp, nhân thân, tài vật

Nhắm mắt rồi, lại nắm tay không

Sanh giả không, hề, tử giả không

Đất nước lửa có đâu tồn tại.

Rồi tử sanh, luân hồi mãi mãi

Nghiệp nổi trôi theo bể khổ trầm luân

Gẫm ngán thay định luật vô thường

Khuyên nhân thế tầm đường giải thoát.

 

Nếu chí nguyện thanh cao mong đạt

Cầu nương theo giáo pháp Phật-đà

Dốc một lòng tự giác, giác tha

Hành Bát Chánh hướng về đạo, quả.

 

Kíp thức tỉnh, mê đồ buông xả

Thôi đắm say, huyễn hoá hồng trần

Ly não phiền, Phật cảnh cao đăng

Thành chánh quả, Vô Sanh Bất Diệt.

Cầu Chư Phật từ bi tiếp độ (3 lần, 1 lạy).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7039)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5702)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6695)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5629)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6783)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7494)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7869)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7800)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6505)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.