Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

10 Tháng Mười 201414:40(Xem: 4832)
KINH VIÊN GIÁC 
HT. Thích Trí Quang
 

Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

Lúc ấy bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đem đỉnh đầu của mình lạy ngang chân đức Thế tôn, theo chiều bên phải của ngài đi quanh ngài ba vòng, rồi quì thẳng, chắp tay mà tác bạch: Thưa đức Thế tôn lòng thương cao cả, ngài đã nói cho chúng con một cách rộng rãi về những sự ngoài tầm tư duy và thảo luận, đó là nói về căn bản sơ khởi của đức Thế tôn, và những gì liên hệ đến căn bản sơ khởi ấy. Ngài đã làm cho chúng con được sự chưa từng có: thấy được mọi việc siêng khó của đức Thế tôn trong bao kiếp như cát sông Hằng, thấy rõ như mới xảy ra một thoáng trước đây. Do vậy mà chúng con vui mừng và được an ủi một cách sâu xa. Thưa đức Thế tôn, bản thể viên giác là trong sáng, vì sao lại có cái nhược điểm là làm cho chúng sinh mê sảng, không thể nhập vào? Con thỉnh cầu đức Thế tôn dạy cho tất cả chúng con biết được thực chất việc ấy. Xin ngài tạo con mắt tương lai cho chúng con, và cho cả những người sau này. Tác bạch rồi, bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng gieo xuống sát đất tất cả năm bộ phận của thân thể mà kính lạy đức Thế tôn. Bồ tát thỉnh cầu như vậy đến ba lần, mỗi lần thỉnh cầu xong lại làm lại từ đầu.

Bấy giờ đức Thế tôn dạy bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng: Tốt lắm, thiện nam tử, ông có thể vì cả đại chúng, và những người thời kỳ cuối cùng, mà hỏi Như lai về yếu tố tu chứng như vậy. Ông hãy nghe kyլ Như lai sẽ nói cho. Bồ tát Tịnh chư nghiệp chướng vâng lời, hoan hỷ, cùng cả đại chúng yên lặng lắng nghe.

Đức Thế tôn dạy: Thiện nam tử, vô thỉ đến giờ, chúng sinh vì tưởng lầm nên cố chấp ngã tướng, nhân tướng,chúng sinh tướng, thọ giả tướng, nhận bốn khái niệm thác loạn này làm cái ngã thật của mình. Do đó mà tự nhiên sinh ra hai sự ghét bỏ và ưa thích. Vậy là thác loạn thêm thác loạn. Hai lớp thác loạn này hợp lực tạo ra nghiệp và đường đi của nghiệp, nghĩa là có cái nghiệp thác loạn nên có cái thấy thác loạn là thấy luân hồi. Rồi chán bỏ luân hồi thì có cái thấy thác loạn khác là thấy niết bàn. Do vậy mà không thể nhập vào viên giác trong sáng. Chứ không phải viên giác kháng cự những người nhập vào. Vì có ai nhập vào thì cũng không phải do viên giác làm cho nhập vào. Thế nên dấy động nghĩ nhớ cùng với ngăn chận nghĩ nhớ đều đi đến sảng loạn, vì sao, vì có vô minh chủ động trong đó. Chúng sinh sinh ra là đã không có con mắt tuệ giác, thân thể và tâm trí toàn là vô minh : vô minh không chịu diệt trừ vô minh, cũng như có kẻ không chịu tự chặt thân mạng của mình. Do đó, phải hiểu thương yêu tự ngã thì hợp với ngã ngã ưa, trái với ngã ngã ghét, ưa ghét đó nuôi dưỡng vô minh, nên làm cho sự liên tục tìm cách chứng ngộ viên giác không thể thành tựu.

Thiện nam tử, ngã tướng là tự biết về tự ngã. Ví dụ có kẻ cơ thể điều hòa thì như quên mình đi, nhưng chích đốt chút xíu là thấy có ngã liền. Vậy là chính tự biết mới hiện ra tự ngã. Thiện nam tử, tự biết như vậy biết đến niết bàn đi nữa cũng là ngã tướng.

Thiện nam tử, nhân tướng là tự hiểu về sự tự biết nói trên. Nhưng hiểu rằng tự biết mới có tự ngã, thì hiểu tự ngã ấy không đáng nhận; lại hiểu rằng tự ngã không đáng nhận, thì hiểu tự biết mới có tự ngã, sự tự biết ấy cũng không đáng nhận. Cái hiểu vượt hết những cái đã biết như vậy gọi là nhân tướng. Thiện nam tử, cái hiểu ấy hiểu đến niết bàn của sự tự biết cũng là ngã tướng đi nữa, vẫn còn sự tự hiểu tinh tế để hiểu hết cái lý của sự tự biết, nên toàn là nhân tướng.

Thiện nam tử, chúng sinh tướng là tự rõ cái mà sự tự biết và sự tự hiểu đều không thấu đến. Ví dụ có người nói tôi là chúng sinh, thì chúng sinh mà người này nói là không phải ngã không phải nhân: tôi là chúng sinh thì chúng sinh ấy không phải tự ngã của tôi, tôi là chúng sinh thì chúng sinh ấy không phải tự ngã của ai. Thiện nam tử, tự biết cái ta là ngã tướng, tự hiểu sự tự biết ấy là nhân tướng, ngã tướng và nhân tướng không thấu mà vẫn tự rõ sự không thấu ấy, là chúng sinh tướng.

Thiện nam tử, thọ giả tướng là tuệ giác trong sáng của chúng sinh, giác ngộ sự tự rõ cái không thấu nói trên. Tuệ giác còn tính biến động như vậy thì giác ngộ tất cả mà không tự giác ngộ, tuệ giác ấy là thọ giả tướng. Thiện nam tử, tuệ giác ấy cũng là một thứ bị bụi bặm làm cho dơ bẩn, vì còn giác ngộ và còn những cái được giác ngộ thì vẫn thuộc lĩnh vực bụi bặm, tuệ giác ấy cũng phải lọc cho sạch. Nên, y như đun sôi để làm rã cả khối nước đá, thì không thể còn để chút ít nước đá nào trong khối nước đá ấy để biết khối nước đá ấy rã hết; nếu còn tự ngã để giác ngộ tự ngã tận diệt, thì cũng như còn để chút ít nước đá.

Thiện nam tử, những người thời kỳ cuối cùng không thấu triệt bốn tướng, nên siêng khó tu tập mấy kiếp đi nữa, cũng chỉ là sự tạo tác chứ không thành sự chứng ngộ, vì thế mà gọi là thời kỳ cuối cùng của Phật pháp. Bởi lẽ họ nhận những sắc thái biến tướng của ngã làm niết bàn, họ cho sự tự biết tự hiểu những sắc thái ấy là tuệ giác, khác nào nhận giặc làm con, nên tài sản vàng ngọc không bao giờ tạo được. Yêu thích tự ngã mà yêu thích niết bàn, thì cho tạm dẹp yêu thích tự ngã đã là niết bàn; ghét bỏ tự ngã nên ghét bỏ sinh tử, đâu biết đó cũng là một cách yêu thích tự ngã, và sự yêu thích này thật là gốc gác sinh tử, nên ghét bỏ sinh tử như vậy không gọi là giải thoát. Còn yêu thích niết bàn tại sao cũng không gọi là giải thoát? Thiện nam tử, vì những người thời kỳ cuối cùng tu tập tuệ giác bồ đề mà cho cái biết chút ít của mình đã là trong sáng, thì thế là vẫn chưa loại hết gốc gác ngã tướng. Ai khen cái biết của họ thì họ mừng và thích hóa độ, ai chê cái biết của họ thì họ giận và muốn cự tuyệt. Như thế thì biết ngã tướng vẫn được giữ chặt, ẩn núp trong tạng thức và ngao du nơi các giác quan, chưa gián đoạn bao giờ. Những kẻ tu tập tuệ giác mà ngã tướng như vậy không trừ bỏ đi, thì không thể nhập vào viên giác trong sáng.

Thiện nam tử, nếu biết ngã tướng là không thì không thấy ai là người chê ngã. Nếu thấy ngã thuyết pháp thì biết ngã tướng đang còn. Nhân tướng, chúng sinh tướng mà thọ giả tướng cũng y như vậy. Thế nên, thiện nam tử, những người thời kỳ cuối cùng thuyết về bịnh mà cho đó là pháp thì thật đáng thương, và nỗ lực tinh tiến thì chỉ tăng thêm bịnh hoạn, không thể nhập vào viên giác trong sáng.

Thiện nam tử, những người thời kỳ cuối cùng không thấu triệt bốn tướng, nên dẫu đem cái hiểu cái làm của Như lai làm cái hiểu cái làm của mình mà không bao giờ thành tựu. Có kẻ chưa được tự cho đã được, chưa chứng tự cho đã chứng, thấy ai hơn lên thì lòng sinh ganh ghét, ấy là vì họ chưa loại trừ sự yêu thích tự ngã, nên không thể nhập vào viên giác trong sáng.

Thiện nam tử, những người thời kỳ cuối cùng ước mong thành đạt tuệ giác, thì đừng cố cầu sự tỏ ngộ bằng cách chỉ tăng thêm đa văn để lớn thêm ngã tướng, mà phải siêng năng tinh tiến để loại trừ phiền não; phải dũng mãnh lớn lao để được cái chưa được, mất cái chưa mất ; tham lam, sân hận, yêu thích, ngạo mạn, dua nịnh, ganh ghét, những thứ này đối cảnh không sinh ra nữa, bỉ thử ân oán dứt bặt tất cả. Như lai nói những người như vậy sẽ tuần tự thành đạt tuệ giác, và tìm gặp thầy bạn tốt thì không gặp phải những kẻ kiến thức sai lầm. Tìm gặp thầy bạn tốt thì đừng thiên kiến mà sinh ra ghét bỏ hay ưa thích, bởi vì như thế thì không thể nhập vào biển cả viên giác trong sáng.

Đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói nên nói những lời chỉnh cú sau đây.

Tịnh chư nghiệp chướng,

ông nên biết rằng

chúng sinh giai do

cố chấp tự ngã,

vô thỉ đến giờ

luân hồi vô lối.

Thế nên chưa trừ

bốn tướng chấp ngã,

thì không thành đạt

tuệ giác viên giác.

Tâm sinh ưa ghét

lòng còn cong queo,

nên có lắm kẻ

đâm ra bối rối,

không thể nhập vào

thành trì viên giác.

Muốn về cho thấu

đất nước viên giác,

thì phải trừ khử

cả tham sân si,

và ghét sinh tử

hay ưa niết bàn,

cả hai sự ấy

không còn trong lòng,

thì mới tuần tự

thành đạt tuệ giác.

Tự ngã tự thân

vốn không có thật,

thì ưa với ghét

có ra từ đâu?

Những người như vầy

tìm thầy bạn tốt

thì không bao giờ

gặp phải tà kiến,

tìm mà thiên kiến

không thành gì cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14770)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh. Rất nhiều trang mạng đã đăng tải bản dịch mới này, trong đó có cả Thư viện Hoa Sen. Bên dưới bài đăng ở Thư viện Hoa Sen có nhiều nhận xét của người đọc để lại, cho thấy khá nhiều ý kiến trái chiều nhau quan tâm đến việc này.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11877)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12382)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12065)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12045)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7927)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8500)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9115)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10129)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.