Kinh Người Áo Trắng

13 Tháng Giêng 201522:38(Xem: 8693)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác

                                 LỜI GIỚI THIỆU
                                 

                                                                                            
blankChúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.

Nếu ai thực hiện được những lời dạy chân chính của Phật, thì chứng được quả vị Thánh đầu tiên trong tứ quả Thanh-văn, tức không còn bị đọa lạc  vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Người tại gia chứng được quả vị thứ nhất Tu-đà-hoàn thì phá được kiết sử thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thường thì con người thế gian lấy bản ngã làm tâm điểm, nhân danh đấng thần linh thượng đế, để tạo ra sự bất công và muốn chiếm hữu, nên đã gây ra nhiều tội lỗi cho muôn loài vật. Tất cả những điều này là do cái thấy biết sai lầm của một số người, họ lạm dụng sự thiếu hiểu biết của nhân sinh mà áp đặt số mệnh, để con người phải chấp nhận phục tùng một cách mù quáng như một tín đồ, mà không có quyền góp ý xây dựng trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia, để cùng nhau sống hòa hợp. 

Trong sự chấp ngã, bám víu vào cái ta và của ta rồi dẫn đến chiếm hữu, sự bám víu vào cái thân vật chất này ai cũng coi trọng nó, kẻ nào chạm đến sẽ bị phản kháng dữ dội. Cái ta ban đầu chỉ là sự bất giác của một vọng niệm được khởi lên và dính mắc vào đó, đến khi thành hình rồi thì nó cần một nền tảng vật chất, để dựa vào đó mà hiện hữu. Nền tảng đó chính là sự hiện hữu và tồn tại cái thân này.

Chúng ta bám víu vào thân cho đó là ta, là của ta rồi nâng niu, chăm sóc bảo vệ cho nó, đây gọi là "thân kiến". Khi ăn thì tìm món ngon vật lạ cho ta, khi uống thì tìm những thứ ngon ngọt ... Cũng từ sự ăn uống mà ngày nay trên thế giới sinh ra rất nhiều bệnh tật, dù khoa học có tiến bộ tới đâu cũng không thể nào theo kịp sự phát sinh và biến dạng của bệnh tật.

Chúng ta mặc thì kiếm quần áo tốt đẹp có thương hiệu nổi tiếng, để cho ta mặc. Ở thì phải xây nhà cao cửa rộng, nguy nga tráng lệ, có đẳng cấp sang trọng, quý phái để cho ta ở. Xe thì phải mua loại mắt tiền có giá trị từ bạc tỉ trở lên để cho ta đi. Đồ dùng thì phải mua sắm đủ thứ tiện nghi hiện đại trang hoàng lộng lẫy đẹp mắt để cho ta ngắm và mong nhiều người khác khen tặng. Vợ chồng nói thương yêu nhau chung thủy, nhưng thật ra ai cũng thương thân mình là trước hết.

blankCái ta ảo tưởng không thật có này, là trạng thái mê mờ không thấy rõ những gì đang xảy ra trong từng phút giây. Đức Phật dạy: Do ta không có sự trải nghiệm trong tu chứng nên lầm chấp thân này là ta, là của ta. Khi cái ta ảo tưởng có mặt thì cái "của ta" cũng theo đó mà phát sinh, rồi luyến ái chấp giữ muốn cái gì cũng là của riêng mình, ai xâm phạm đến ta sẽ bị kháng cự mãnh liệt.

Những gì tốt đẹp dễ có lợi cho mình thì ta thu thập, tích lũy, chiếm hữu, duy trì cho được bằng mọi cách. Như chúng ta đem lòng thương yêu một ai đó và muốn người ấy thuộc về mình mãi mãi. Cái gì không ưa thích thì ta tìm cách loại bỏ, khử trừ, xa lánh, hủy diệt.

Cái ta nếu được phát triển theo chiều hướng tốt đẹp làm lợi ích cho nhiều người, ngược lại cái ta được mở rộng theo chiều tiêu cực thì tệ nạn xã hội tràn lan gây thiệt hại cho nhân loại. Thực tế, nếu chúng ta có tu học một chút, ta sẽ thấy rõ thân tâm đều vô thường và hoàn cảnh hiện tại chẳng có gì là ta và của ta.

Từ cái thấy thân kiến là cái thấy sai lầm về thân, tức chấp vào sự hiện hữu của cơ thể con người là ta, là của ta, nên từ đó bắt đầu sinh ra chiếm hữu. Ai đụng đến cái ta này thì có sự phản kháng mãnh liệt, do đó dấy khởi phiền não tham sân si, mà dẫn đến tranh đấu, hủy diệt lẫn nhau không thương tiếc.

Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Đó là cái thấy sai lầm do không có sự thể nghiệm thực tế, không có sự trải nghiệm bản thân, mà làm cho con người đánh mất chính mình.  

Do giữ năm giới được trọn vẹn và tín tâm sâu với Tam bảo, vị hành giả dễ dàng vào thiền định và nhờ thường xuyên chiêm nghiệm quán chiếu sâu sắc, nên phát sinh trí tuệ mà phá được kiết sử thân kiến, tức chấp thân tâm làm ngã, nhờ vậy tham lam, sân giận không còn tác động mạnh mẽ như trước kia nữa.

Kế đến là phá được giới cấm thủ đây cũng là quan niệm sai lầm, một số người họ tu theo và thực hành theo cách sống của loài chó, có người thì đứng một chân, giơ một tay họ cho rằng tu như vậy mau giác ngộ, giải thoát. Và cuối cùng phá được kiến chấp sai lầm là nghi. Nghi là nghi ngờ, không tin mình có khả năng làm chủ bản thân, không tin nhân quả, không tin tâm mình là Phật và không tin pháp Tứ diệu đế.

Người cư sĩ tại gia khi đã có niềm tin chân chính đối với Tam bảo không bao giờ lui sụt nữa và gìn giữ năm giới pháp trọn vẹn, từ trong tâm tưởng cho đến hành động không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người và không uống rượu, sử dụng các chất xì ke ma túy thì dễ dàng phát sinh định lực, nhờ vậy phá bỏ được ba thứ kiết sử trên. Người này, Phật dạy đã vào dòng, tức nhập lưu chứng quả Thánh thứ nhất trong Tứ quả Thanh văn, chỉ còn bảy lần qua lại cõi nhân gian rồi nhập Niết-bàn giải thoát.

Yếu chỉ Kinh Người Áo Trắng rất cao sâu và vi diệu. Trước tiên, không giết hại mà còn mở lòng từ bi thương xót bình đẳng mọi loài.

Thứ hai là không lấy của không cho mà còn hay bố thí giúp đỡ người khác và cúng dường người đáng kính.

Thứ ba là không tà dâm mà còn khuyên nhủ mọi người sống chung thủy để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình và người khác.

Thứ tư là không nói dối hại người mà còn hay nói lời chân thật.

Thứ năm là không nói lời thô lỗ, cộc cằn, mắng chửi mà còn hay nói lời ái ngữ, hiền hòa dễ thương.

Thứ sáu là không nói lời đùa chơi vô ích mà hay nói lời có ích lợi cho mọi người.

Thứ bảy là không nói lời vu khống đổ tội cho người khác mà còn nói lời động viên, khuyến khích, an ủi mọi người cùng kết nói yêu thương, sẻ chia cuộc sống để cùng nhau sống đời bình yên, hạnh phút ngay trong giờ phút hiện tại.

Ngoài ra, người cư sĩ tại gia phải còn quán niệm về Phật thật sâu sắc, để thể nhập tâm sáng suốt và lòng từ bi hỷ xả của Ngài.

Rồi quán niệm về Pháp để thấy lời dạy của Phật, giúp cho mọi người vượt qua biển khổ sông mê.

Quán niệm về Tăng là đoàn thể sống an vui, hạnh phúc theo tinh thần lục hòa, để chúng ta cố gắng nương tựa mà tu học.

Và cuối cùng là quán niệm về giới pháp chân chính giúp cho ta có tín tâm vững chắc, nhờ vậy người cư sĩ tại gia phá bỏ được ba kiết sử sai lầm về thân, giới cấm thủ và nghi, mà sống hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Một chút tâm tình xin gửi đến chư huynh đệ pháp lữ gần xa, với tấm lòng biết ơn sâu sắc! Chúng tôi xin được kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống, hạnh phúc tràn đầy, con đường tỉnh thức, tủ sách duyên lành, bằng trái tim hiểu biết.

                                                                    Kính ghi

                                                          Thích Đạt Ma Phổ Giác

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10805)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8384)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7286)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6499)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7633)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8946)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8387)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14393)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12987)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,