Nguyện Giữ Thân Tâm Trong Sáng Lành Mạnh

13 Tháng Giêng 201520:14(Xem: 5283)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


NGUYỆN GIỮ THÂN TÂM TRONG SÁNG LÀNH MẠNH

Đạo đức thứ năm: Đệ tử áo trắng quyết tâm xa lìa rượu và ma túy, các chất gây say; chấm dứt thói quen hưởng thụ độc tố; không tham gia  sản xuất, buôn bán các độc tố này. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng giữ gìn sức khỏe và sống hạnh phúc với người thân thương. 

Xã hội ngày nay đang trên đà tiến bộ của nhân loại làm con người ngày càng sa đọa bởi những thói quen hưởng thụ không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu và dùng các chất kích thích độc hại như xì ke ma túy. Một khi đã nghiện rượu và ma túy con nghiện sẽ làm bất cứ điều gì khi cơn ghiền đến như nói dối, lường gạt, ăn trộm, ăn cướp, hiếp dâm và ngay cả giết người.

Rượu chè, ma túy, xì ke

Say sưa, nghiện ngập khiến người ngu si.

Túng cùng chẳng biết làm sao

Lường gạt, trộm cướp, giết người như chơi.

Rượu là chỉ chung cho những chất gây say, gây nghiện làm con người mất hết lý trí, mất bình tĩnh khi đã quá đà. Rượu làm thân tâm nóng nãy dẫn đến tranh chấp, cãi vã, nói nặng lời với nhau khiến tự ái phát sinh rồi giận dỗi đưa đến xô xát gây thương tích và có thể giết người. Tai nạn giao thông chiếm 60% bởi do uống rượu lái xe. Trộm cướp, hiếp dâm, giết người do uống rượu chiếm 10%. Bạo hành gia đình chiếm 20%, gây mất trật tự an toàn lối xóm chiếm 10% cũng do uống rượu.

Rượu còn là nguyên nhân gây bạo hành gia đình làm khổ lụy vợ con, là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, làm hao tài tốn của và mau chết sớm.

Rượu tàn phá thân thể, tâm hồn, làm tan vỡ gia đình và gây thương tích trong lòng những người trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có người nghiện ngập.

Trong thời đại văn minh vật chất chúng ta còn có nhiều thứ ma túy khác mà khả năng phá hoại cũng rất lớn lao. Ta phải phát tâm diệt trừ tận gốc thói quen sử dụng ma túy. Rượu và các chất ma túy đã làm tan nát rất nhiều gia đình, gây ra xáo trộn trong tâm hồn nhiều thế hệ và tạo ra sự bất an, loạn lạc bởi tệ nạn xã hội lan tràn làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.

Khi thực tập giới này, người cư sĩ tại gia tự bảo vệ cho mình, cho gia đình người thân và đóng góp tích cực vào xã hội để giúp những kẻ khác vượt khỏi vòng si mê nghiện ngập. Hiện thời, thanh niên vướng vào vòng ma túy rất đông đảo, và quốc gia nào cũng đang cố gắng chận đứng sự lưu hành của các chất ma túy.

Nguyên nhân chính của sự đam mê nghiện ngập là ở tâm con người, do lòng tham muốn hưởng thụ quá mức. Khi con người sống không lý tưởng, không có mục đích chân chính, bị gia đình ruồng bỏ, sẽ dễ rơi vào vòng tệ nạn xã hội mà nghiện ngập ma túy.

Ma túy làm hao tiền tốn của, hủy diệt con người không còn lý trí, lương tâm và là tệ nạn nguy hiểm số một của nhân loại, tác hại của nó còn gấp trăm ngàn lần rượu. Vì lòng tham của con người và vì lợi nhuận quá cao nên việc mua bán ma túy là một hiểm họa diệt vong của loài người trong tương lai, nếu không có biện pháp ngăn chặn thích đáng.

Bản chất của chúng sinh là ái dục và đam mê hưởng thụ. Chỉ có các bậc hiền thánh và các vị Bồ-tát mới biết ngăn ngừa từ nhân vì biết rõ sự tác hại của nó.

Ma túy hủy diệt mầm sống con người nhanh nhất trong hiện tại và mai sau, làm tổn thất tài sản lớn nhất hiện nay và làm cho con người mất hết phẩm chất đạo đức, nhân cách sống bình thường. Người mua bán ma túy vì lợi nhuận quá cao nên bất chấp luân thường đạo lý đem thứ chết người gieo giắc trong thiên hạ.

Người đã nghiện ma túy sẽ trở thành tội phạm đến 95%, họ có thể trộm cướp, lường gạt và giết người một cách vô tội vạ. Đã dính vào vòng này muôn người chỉ có một hai người mới thoát ra được.

Rượu tác hại một, ma túy tác hại gấp trăm ngàn lần. Chính vì vậy, chúng ta hãy ý thức được những khổ đau do uống rượu say sưa, nghiện ngập và sử dụng các chất ma túy độc hại gây ra làm cho con người mất hết lý trí, lương tâm, tự hủy diệt chính mình và làm hại nhiều người khác.

Người Phật tử chân chính nguyện sẽ không dùng những chất độc hại đó để tâm trí được sáng suốt, lắng trong mà có cơ hội hoàn thiện chính mình, giúp ích cho gia đình và xã hội.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10811)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8390)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7290)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6504)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7637)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8950)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8394)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14402)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12996)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,