Miệng Từ Bỏ Lời Nói Nhãm Nhí, Đùa Giỡn Vô Ích

13 Tháng Giêng 201520:11(Xem: 5228)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


MIỆNG TỪ BỎ LỜI NÓI NHÃM NHÍ, ĐÙA GIỠN VÔ ÍCH

Những lời nói như thế, làm mất thì giờ vô ích. Chỉ có những kẻ ăn không ngồi rồi, tâm tư bị xáo trộn bởi những lời đùa chơi vô ích, ngồi lê đôi mách, không có công ăn việc làm, nên mới rơi vào trường hợp này.

Những lời nói rỗng không, nhảm nhí, tục tĩu, vô ích... trở lâu ngày thành thói quen làm tổn hại đến nhiều người khác. Những lời nói bỡn cợt, tầm sàm bá láp, ban đầu tưởng là vô hại, nhưng lâu dần khiến ta thành kẻ không đứng đắn, mất tư cách phẩm chất đạo đức của mình. 

Con người sinh ra để được sống yêu thương là nhờ lời nói cho nên chúng ta không khen ngợi người đáng chê trách và không nên chê bai người đáng được khen ngợi. Lời nói chân thật có tác dụng sẻ chia rất lớn nhưng rất khó nghe đối với người hay gian dối dua nịnh. 

Cho nên lời nói là phương tiện truyền đạt kiến thức hiểu biết, để cho mọi người hòa hợp cùng làm việc với nhau mà có sự cảm thông trong các mối quan hệ của cuộc sống. Không có lời nói để trau đổi thông tin, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và buồn tủi đến chừng nào. 

Nhưng theo tâm lý học Phật giáo nói pháp để cho mọi người tin sâu nhân quả mà hay làm các việc thiện lành và không làm các việc xấu ác. Đó là lời nói chân chính phát xuất từ tâm rộng mở, có sức thuyết phục giúp người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc. 

Và cách thức thứ hai là biết im lặng như pháp là một cách thức biểu đạt chánh niệm tỉnh giác cao độ để chuyển hóa những lời nói dối gạt, phù phiếm, nặng nề làm cho người nghe cảm thấy khó chịu bất an. Lúc nào cần nói thì nói không thì thôi, lời nói phải sử dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng thời, đúng chỗ. 

Chúng ta vốn có một tài sản vô giá quý báu có thể giúp cho mọi người sống an vui hạnh phúc mà không cần phải tốn tiền bạc hay công sức gì hết, đó là lời nói tế nhị nhẹ nhàng, dễ thương hiền hòa, chất phát nhưng mà có sức thuyết phục lòng người. 

Con người do lòng tham lam ích kỷ, bởi chấp thân tâm này làm ngã nên mới chiếm hữu, ta không nên có thể dùng những lời nói hoa mỹ trau chuốc để lừa gạt người khác. Cho nên một lời nói tế nhị, nhẹ nhàng êm ái của kẻ hay tâng bốc, nịnh hót, luôn có lưỡi câu phía sau, dễ đưa con người ta vào chỗ đọa lạc khốn cùng. 

Ngày nay biết bao cô gái trong tuổi còn non dại vì nhẹ dạ cả tin mà bị lời nói làm lay động con tim, nên đã hiến dâng đời mình cho những gã sở khanh. Khi ta dùng lời nói bằng một tâm thanh tịnh trong sáng, thì nó có sức thuyết phục được nhiều người lắng nghe, cảm thấy được bình an và hạnh phúc. 

Một lời nói nhẹ nhàng chân thành luôn có năng lượng bình yên làm cho chúng ta được an vui hạnh phúc khi ta tiếp xúc với nhau bằng sự yêu thương có cảm thông và tha thứ. Có nhiều người chỉ thích nói sự thật, thấy sao nói vậy chứ không khéo nói để được lòng thiên hạ, họ tôn trọng sự thật nên nói lên sự thật, mà sự thật thường phũ phàng nên dễ gánh lấy hậu quả đau thương. 

Ai cũng biết lời nói thật lúc nào cũng quý báu, nhưng thuốc đắng dã tật, người thật mất lòng. Ở đời ít ai đủ can đảm nhìn nhận sự thật nên đa số sống trong giả dối phỉnh lừa mà làm tổn hại cho nhau. Nhất là nói sự thật với những người có quyền thế dễ bị mang họa vào thân do sĩ diện bản ngã quá lớn. 

Nói sự thật là một điều tốt, nhưng ta phải biết khéo léo nếu không dễ làm cho người khác tự ái mà tìm cách trả thù. Vì vậy, nói sự thật chưa hẳn là giải pháp tốt để giúp mọi người thăng hoa trong cuộc sống. Bậc hiền trí khi nghe lời nói thật mà thầm khen ngợi và tán thán người đó, vì dám nói dám làm dám, chịu trách nhiệm lời nói của mình. 

Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu hủy hết tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cuộc sống của chúng ta mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống, mỗi người đều có cách nói khác nhau nên khó có thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những phiền muộn khổ đau. 

Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, phiền muộn cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau. Đôi lúc chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người khác, vì những lời đinh tai điếc óc của ta vừa mới thốt ra. 

Do đó, nở nụ cười trên môi là điều cần thiết trong cuộc sống, nó luôn đem lại niềm vui cho nhiều người. Dựa vào lời nói cách thức diễn tả của người  khác, ta có thể biết được phần nào tâm tư của họ đang muốn gì. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. 

Nói chơi hay còn gọi là nói đùa, nói giỡn. Người thường hay nói chơi đến khi sự việc thực tế xảy ra lúc đó có kêu gọi mọi người thì cũng không ai tin, do đó dễ xảy ra chuyện đau lòng. Nói chơi hay nói đùa quá chớn đôi khi dễ mang họa vào thân. 

Như có cậu bé kia hay có tật nói chơi một hôm cậu ta cao hứng vừa chạy vừa la làng, nhà con bị cháy rồi bà con ơi ra cứu dùm. Mọi người tưởng thiệt vội vàng co ba chân bốn cẳng phóng nước đại đến nhà cậu bé bất chấp nguy hiểm để chữa cháy. Khi đến nơi mọi người đều chưng hửng lúc ấy cậu bé nói tỉnh bơ, con cao hứng nên nói chơi vậy thôi. Có người phải bỏ việc của mình dỡ dang nên trong lòng tức tối vô cùng, xài xể cậu bé một hồi rồi bỏ về. 

Không ngờ vài ngày sau do cậu bé nghịch ngợm chơi trò đốt đèn nên tai họa bắt đầu ập đến, nhà cháy thiệt, cậu ta hoảng hồn la lên! Cháy nhà bà con ơi, cứu dùm con bà con ơi. Lúc này nghe tiếng kêu cứu nhưng mọi người tưởng cậu ta đùa cợt như lần trước nữa, nên không ai thèm chạy đến giúp.

Đến khi căn nhà phát cháy lớn mọi người chạy đến thì sự thật quá phũ phàng, không còn kịp nữa rồi chỉ trong thoáng chốc căn nhà đã hoàn toàn bị thiêu rụi. 

Lời nói chơi rất nguy hại, nếu nói chơi để vui một chút thì không sao nhưng tốt nhất không nên nói chơi thường xuyên, vì khi nói thiệt thì khó ai tin. Như cậu bé trong câu chuyện trên vì hay nói chơi nên khi có việc hoạn nạn xảy ra lúc đó nói thiệt thì cũng không ai tin. Nói chơi hay nói thêm nói bớt là thái độ sống thiếu nhân cách đạo đức dễ làm cho ta và người dễ hiểu lầm nhau. 

Có người có tật hay nói thêm nói bớt để cho vui, nhưng vô tình làm sức mẻ tình cảm với nhau, họ hay thêm mắm thêm muối làm cho mọi người nghi ngờ lẫn nhau có khi dẫn đến tranh cãi ấu đã chỉ vì lời nói không đúng. Nói thêm nói bớt nói không đúng sự thật để làm người hiểu lầm nhau mà sinh ra oán giận hận thù, đó là lời nói của kẻ thiếu hiểu biết cho nên người trí sẵn sàng cảm thông và tha thứ. 

Do đó, trước khi muốn nói điều gì ta phải nên cân nhắc kỹ càng xem lời nói đó có tác hại gì cho ai không, xem xét và quán chiếu như thế rồi mới nói và ta chỉ nói những gì cần nói mà thôi, chớ không nên nói thêm nói bớt mà sinh hiểu lầm nhau. Thường thì khi ghét ai ta hay bươi móc chuyện riêng tư của người đó ra để mà nói, nhằm mục đích để hạ nhục người, nhằm mục đích để trả thù người, nhằm mục đích để thỏa mãn cơn giận. 

Khi ghét ai hay thù ai, ta lúc nào cũng tìm cách dèm pha nói xấu muốn cho người đó khổ đau, muốn cho người đó mất mát. Chúng ta đang sống với nhau mà đói không cho ăn, khát không cho uống, chờ đến lúc người thân qua đời rồi ta mới bày binh bố trận nhưng cũng chỉ để nói khoác lát khoe khoang với mọi người cho vui mà thôi.

Người Phật tử chân chính nguyện không nói dối, chuyện có nói không, chuyện không nói có, hoặc hứa với người mà không giữ lời, hay hứa rồi mà tráo trở, lật lọng. Chúng ta không nói lời ly gián làm hai bên hiểu lầm nhau mà sinh ra thù hận. Việc làm này còn độc hại hơn cả rắn độc vì làm cho người thân chia lìa, gia đình ly tán, bạn bè trở thành kẻ thù, xã hội trở nên loạn lạc, lầm than vì không còn tin tưởng lẫn nhau.

Ta không dùng lời nói thêu dệt, nịnh hót làm xiêu lòng người, hoặc dùng lời nói thô ác như nói nặng, mắng nhiếc, chửi rủa, dùng lời lẽ thô tục để lăng nhục người. Người Phật tử hãy học theo hạnh nguyện của Bồ-tát Quán Thế Âm để lắng nghe, nói lời hòa nhã từ ái và luôn đem niềm vui đến với tất cả mọi người.

Nguyên tắc đạo đức thứ tư là xa lìa các hành vi nói dối để hại người, đôi khi ta vẫn phải nói dối để cứu người. Đây là nguyên tắc hay giới thứ tư mà người cư sĩ tại gia phải giữ gìn. “Vị đệ tử áo trắng xa lìa nói dối, chấm dứt sự nói dối, chỉ nói sự thật, tìm niềm vui trong sự nói lên sự thật, an trú nơi sự thật không lúc nào đổi dời, có thể được tin cậy hoàn toàn và không bao giờ dám miệt thị kẻ khác. Vị ấy diệt trừ tận gốc sự nói dối”.

Xa lìa các hành vi nói dối hại người tức là nói sự thật. Kinh điển Phật giáo  thường chia giới này thành bốn phương diện khác nhau. 

Thứ nhất là không được nói dối, nói sai sự thật khiến cho sự thật bị bóp méo, không còn như bản chất của nó nữa. 

Thứ hai không được nói lời thêu dệt, có nghĩa là sử dụng lời nói bóng bẩy, hoa mỹ để cho người khác tin mình mà bị lừa đảo.

Thứ ba không được ác khẩu, tức không được sử dụng những lời có tính cách miệt thị, thô lỗ, nguyền rủa, chửi mắng gây bất mãn, khổ đau cho người khác. 

Thứ tư là không được nói lời đòn xóc hai đầu, tức là lời nói gây chia rẽ, ly gián dẫn đến thù ghét nhau.

Ở đây, chúng ta có thể thấy bốn phương diện trên giúp cho người cư sĩ tại gia sống có ý thức, trách nhiệm với lời nói của mình. Không để cho lời nói gây ra khổ đau cho mình và người khác.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10850)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8429)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7311)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6530)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7652)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8979)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8424)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14457)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 13035)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,