Miệng Từ Bỏ Lời Vu Oan Giá Họa Người Khác

13 Tháng Giêng 201520:06(Xem: 5438)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


MIỆNG TỪ BỎ LỜI VU OAN GIÁ HỌA NGƯỜI KHÁC  

 

Lời nói dối đã làm tổn hại rất nhiều người, nguy hiểm hơn là lời vu oan đổ tội cho người khác, lời nói này còn thâm hiểm, độc ác hơn nhiều vì có thể làm cho người ta bị tù tội chết chóc đau thương. Lời nói dối, có thể do tham lam sai sử, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Lên đến cấp độ cao hơn nữa là vu oan giá họa để hãm hại người khác. Vì sự tham lam, ích kỷ của mình mà chúng ta nhẫn tâm hại người, giống như loài rắn rít, bò cạp. 

Đức Phật của chúng ta ngày xưa cũng bị nhiều người hủy nhục trước mặt vua quan, thần dân thiên hạ. Khi bị cô gái giả làm bụng bầu bêu xấu trước mặt mọi người: “Sa môn Cồ Đàm đã lấy em rồi mà ngày nay bỏ bê, để em phải bụng mang dạ chữa, sao anh đối với mọi người đều từ bi thương yêu bình đẳng, mà lại để em thành ra nông nỗi như thế này. Nếu anh không có thời gian để lo cho em thì hãy nên nhờ bà Tỳ Xá Khư chăm sóc, giúp đỡ cho em chứ?” 

Trước mặt đại chúng, Phật an nhiên trả lời “chuyện này chỉ có tôi biết, cô biết” mà không cần phải đính chính hay minh oan một lời nào. Sự thật vẫn là sự thật, trời xuôi đất khiến trong lúc cô ta đang diễn kịch, thì cái bụng bầu giả bằng gối rớt xuống trước mặt mọi người. Cô gái quá xấu hổ nên nhanh chân bỏ chạy, nhiều người tức quá chửi theo “đồ thứ con gái hư thân mất nết”. 

Chuyện đó xảy ra không bao lâu thì một chuyện khác lại kinh hoàng, khủng khiếp và dã man hơn nữa, làm rúng động lòng dân trong cả nước. Bọn người đê tiện, chúng muốn tẩy chay cả giáo đoàn đức Phật cho bằng được, nên lập mưu bày kế tinh vi hơn. Kỳ này chúng mướn bọn nghiện rượu giết một cô gái đẹp giấu trong Tịnh xá chỗ Phật ở, rồi lên trình báo với vua quan, rằng cô gái ngoan đạo của họ sau một thời gian đến Tịnh xá để nghe pháp và bây giờ đã bị mất tích. 

Chúng yêu cầu nhà vua phải làm sao tìm cho được cô gái ngoan đạo ấy. Vua Ba Tư Nặc cho mở cuộc điều tra và cuối cùng tất cả mọi người đều phát giác ra cô đã bị giết và xác được chôn trong Tịnh xá. Sự thật đã quá rõ ràng, đâu còn ai nghi ngờ gì nữa, vì mọi người đều tai nghe mắt thấy. Vậy ai là thủ phạm đã giết cô gái và chôn trong Tịnh xá? Phật à, không thể nào có chuyện đó xảy ra, đệ tử Phật cũng không thể nào làm như vậy. 

Bọn người xấu lúc này lợi dụng thời cơ, đem xác cô gái bỏ lên xe chở đi khắp thành Xá Vệ và rêu rao Sa môn Cồ đàm đã bức tử cô gái. Vua Ba Tư Nặc biết rất rõ về Phật, trước kia là thái tử Sĩ Đạt Ta có vợ là hoa hậu đẹp nhất thời bấy giờ và có cả hàng trăm cung phi mỹ nữ tuyệt đẹp, nhưng Ngài vẫn từ bỏ hết để sống đời tu hành đơn giản. 

Nhà vua biết chắc đây là âm mưu sâu độc của bọn xấu ác vì lòng tham lam ích kỷ, ganh ghét tật đố mà làm chuyện tày trời như vậy để vu oan hủy nhục đức Phật. Cuộc điều tra bắt đầu, nhà vua cho tung ra nhiều thám tử tài ba lỗi lạc, có mặt khắp mọi nơi để dò la tin tức. Bốn chúng đệ tử xuất gia và tại gia thì buồn rầu, lo lắng chờ đợi kết quả cuối cùng. 

Riêng bọn người xấu ác thừa dịp này rêu rao tuyên truyền, tung tin rằng xác cô gái chết do sa môn Cồ Đàm đã hãm hiếp cô gái rồi giết luôn và chôn ngay tại chỗ. Một ngày rồi hai ngày trôi qua, nhưng vẫn không có tin tức gì! Nhiều người đang bất mãn, buồn chán, thất vọng, lo âu về sự thật quá phũ phàng, từ xưa đến nay có bao giờ xảy ra vụ án mạng tày trời như thế. 

Nhưng trời đâu có hại người ngay, nhân quả rất công bằng, gieo gió thì gặt bão, giết người thì bị người giết lại. Đến ngày thứ ba thì ban chuyên án đã tìm ra manh mối để đem lại sự trong sạch cho Phật và giáo đoàn. Mọi người hay tin, cũng đều thở phào nhẹ nhõm và mừng thầm trong bụng vì đã minh oan được cho Phật và giáo đoàn. 

Số là bọn nghiện rượu sau khi giết cô gái xong đã nhận được số tiền lớn từ tay bọn xấu ác, nhưng do ăn chia không đồng đều nên trong lúc ăn nhậu cùng nhau, chúng đã cãi cọ, tranh giành nhiều ít và bị quan quân phát giác, tóm cổ.

 Thế là cả bọn đều được đưa về cung vua chờ lệnh xét xử, bọn chúng sợ quá nên đã khai hết. Có một số người ngoại đạo đã mướn họ giết cô gái để tẩy chay giáo đoàn của Phật. Vua tức giận quá cho người bắt ngay kẻ chủ mưu quăng liền vào hầm lửa để thiêu sống, những tên giết mướn đều bị giam vào ngục chờ lệnh xét xử sau.        

Chuyện xảy ra như vậy mà Phật vẫn bình tĩnh, an nhiên, không mảy may dao động trước sự phao du hủy nhục quá nặng nề. Phật không hề đính chính hay minh oan mà vẫn âm thầm lặng lẽ chờ đợi kết quả hiện thực. 

Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình, mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh. Bất kể là thành phần nào trong xã hội, khi gặp Phật đều được lợi lạc, và an vui hạnh phúc. 

Chính vì việc làm và hành động cao thượng của Phật đã để lại tiếng thơm  cho đời mà đến tận ngày nay, chúng ta vẫn được thừa hưởng. Hương thơm của các loài hoa có ngào ngạt cách mấy, cũng không bằng hương thơm của người đức hạnh, luôn bay ngược chiều gió để lại cho đời bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. 

Lời nói tán thán tôn vinh ca ngợi là chất liệu cần thiết trong cuộc sống, nhằm để động viên và khuyến khích mọi người cùng nhau làm tốt trong mọi công việc. Tuy nhiên sự tán thán ấy phải phù hợp với việc làm của họ, không nên khen ngợi người làm việc xấu ác có tính cách hại người, hại vật hoặc không nên chê bai người làm việc thiện lành tốt đẹp, luôn giúp ích cho nhiều người. 

Khi hướng dẫn cho ai một điều gì thì ta đừng nên quá khắc khe, hoặc chỉ lỗi cho ai thì cũng đừng quá vội vã, nóng nảy hay nói trước mặt nhiều người dễ làm cho người đó tự ái rồi sinh ra giận dỗi, hờn mát, mà không có thiện cảm với ta.
Người Phật tử chân chính, ngoài việc tu tập hành trì chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui hạnh phúc, mà còn phải biết từ bỏ vĩnh viễn lời nói dối hại người, lời vu oan giá họa, để không làm tổn hại nặng nề đến người khác. 

Bài học cuộc đời đức Phật là một bằng chứng “gieo nhân xấu thì gặt quả xấu”, mình chưa hại được ai mà đã tự hại mình. Chính vì vậy, người cư sĩ tại gia hãy nên tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, mà dứt ác làm lành để sống đời bình yên, hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10865)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8449)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7327)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6551)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7670)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8993)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8444)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14480)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 13054)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,